Pages

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

David Brown - Việt Nam đến đỉnh thay đổi?

Đã bốn Đại hội, đảng CSVN liên tiếp đá trái banh về phía trước. Họ đã chia ghế quyền lực với mục tiêu chính chỉ để cân bằng vị trí của các phe nhóm. Cứ mỗi 5 năm dân Việt nam lại mong chờ đổi mới… nhưng mức đến lại bị dời đi. Và 2016 là cơ hội chót?

Một cô gái đi xe đạp qua một tấm bích chương quảng bá cho Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng năm 2011. Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới, sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016, sẽ xác định tư thế kinh tế và an ninh mới của Việt Nam. Nguồn ảnh: AAP
Một phụ nữ đi xe đạp qua một tấm bích chương quảng cáo cho Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng năm 2011. Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới, sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016, sẽ xác định tư thế kinh tế và an ninh mới của Việt Nam. Nguồn ảnh: AAP
Ban lãnh đạo đảng CSVN hoàn toàn bế tắc về những vấn đề cốt lõi: lập trường của Việt Nam đối với Trung Quốc và các cường quốc khác, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế quốc gia và quyết định của đảng có phải chịu sự giám sát của thẩm phán độc lập hay không.

Đại hội thứ 12 sẽ triệu tập vào đầu năm 2016, từ 21 đến 28 tháng Giêng tại Hà Nội. Khoảng 1.400 đại biểu sẽ họp tại Hà Nội để xác thừa nhận thoả hiệp do những đảng viên quyền lực đã vạch ra. Các kết quả có thể xảy ra nhất là cuộc bầu chọn Thủ tướng Chính phủ hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng, vào vai trò cao nhất: Tổng bí thư. Phần lớn đồng minh và cận thần của ông có thể sẽ được đưa vào Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành.

Giới truyền thông nước ngoài có khuynh hướng cho rằng Đại hội lần thứ 12 là một cuộc trưng cầu ý kiến về định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam: cánh thân Trung Quốc của đảng sẽ bám vào vị trí chủ chốt hoặc họ phải nhường cho phe thân Mỹ? Họ sẽ không còn hợp thời nữa. Vì câu hỏi muôn năm đó đã được giải quyết sáu tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định với Tổng bí thư hiện tại, Nguyễn Phú Trọng, rằng Hoa Kỳ bằng lòng với hệ thống chính trị hiện nay của Việt Nam. Trung Quốc đã mất “lòng tin chiến lược” của Việt Nam và Hoa Kỳ là trên đường chiếm lĩnh nó. Đó là một sự thay đổi mang tính thời đại đã đặt Hà Nội giữa hai siêu cường nhưng không lệ thuộc nước nào.

Dũng nắm vững

Sau Đại hội lần thứ 12, Dũng có vẻ sẵn sàng thống trị. Là một chính trị gia hiểu biết, trong 10 năm làm thủ tướng, Dũng đã xây dựng một khối đáng gờm gồm những người ủng hộ, một liên minh những người đổi mới (theo tiêu chuẩn đảng) và những kẻ cơ hội. Trong Ban chấp hành Trung ương hiện nay, họ nắm đa số, đã hai lần công khai ngăn cản không để Bộ Chính trị cắt cánh buồm của Dũng.

Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam biết rằng những khẩu hiệu cách mạng không còn công hiệu nữa. Đã 40 năm kể từ khi đất nước thống nhất dưới sự cai trị của đảng Cộng sản và tuổi trung bình của 92 triệu dân hiện nay là 28. Hầu hết các đại biểu đến Đại hội lần thứ 12 sẽ đồng ý rằng điều quan trọng bây giờ là “tính hợp pháp của thành quả” – những kết quả tốt từ một sự lãnh đạo công bằng, hợp lý và kiên định. Đảng CSVN có đủ khả năng không?

Đảng CSVN vẫn độc quyền về quyền lực, nhưng nó không còn giữ độc quyền cuộc sống chính trị. Chế độ Hà Nội phải tranh đua với một điệp khúc của những người bất đồng chính kiến, nhờ internet – lớn mạnh dần đều, đã tinh vi và thuyết phục hơn trong những phân tích của họ về sự kém hiệu quả chính trị của đảng. Những người phê bình chế độ trên mạng nghiêm khắc chỉ trích chế độ bị đã các nhóm lợi ích tư bản thủ hạ, sẵn sàng đem tiền mua quyền lực, bắt cóc.

Giả sử phe của thủ tướng Dũng sẽ chiếm ưu thế, các nhóm lợi ích sẽ xếp hàng sau lưng Dũng ngay thay vì để bị thiệt thòi. Như vậy Dũng và thuộc hạ có thể sẽ được đa số rất lớn của các thành viên Ủy ban Trung ương mới bầu vào vị trí quyền lực. Liệu sau đó Dũng, ở vị trí để đây mạnh một chương trình cải cách, sẽ khoác lên chiếc áo của một Lee Kuan Yew hoặc Park Chung-hee Việt Nam chăng? Đừng vội đặt cược/đánh cá.

Tự sáng tạo

Về mọi mặt, Dũng là một kẻ cơ hội khôn ngoan, người đã sáng tạo lại chính mình sau khi vấp ngã khi sự suy thoái kinh tế toàn thế giới tràn qua Việt Nam và bắn phá hỏng hết những dự án cưng của ông ta. Kể từ đó, Dũng đã phản ứng thuận chiều của đám đông không còn kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi. Trong một bài phát biểu được nhiều người hoan nghênh hai năm trước đây, Thủ tướng Dũng đã ủng hộ một ý tưởng cấp tiến: việc của nhà nước là tạo điều kiện cho phép công dân bình thường có thể phát huy tiềm năng sáng tạo của họ. Ông đưa những người quản lý tài năng vào nội các của ông bây giờ, nghe nói, Dung đã chăm chú lắng nghe những lời khuyên của các nhà kinh tế thuộc thế hệ mới, được đào tạo tại quốc gia phương Tây.

Sự phản đối của nhóm giáo điều đang suy giảm trong đảng thật ra nhỏ hơn sự cản trở của những kẻ cơ hội muốn giữ nguyên hiện trạng đã ngăn chận những thay đổi về chính trị cùng những cấu trúc và có thể sẽ tiếp tục cản đường như vậy trong tương lai. Sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước ở nhiều doanh nghiệp lớn đã là một nguồn sinh lợi và thu nhập bất hợp pháp cho ban quản lý doanh nghiệp và cho tầng lớp cán bộ trung ương và địa phương. Còn rất nhiều cơ hội tương tự trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác hoặc đặc quyền cung cấp dịch vụ. Họ khó có thể dễ dàng chuyển nhượng lại những mỏ bạc đó.

Tuy nhiên, những năm sắp tới rất quan trọng cho khát vọng của Việt Nam để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam có một lợi thế lớn, nhưng chỉ nhất thời: một lực lượng nhân công trẻ làm việc chăm chỉ, và tương đối rẻ. Việt Nam có thể được hưởng lợi rất lớn vì là thành viên kém phát triển nhất trong Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện tại, trong khi xu hướng trung hoà đến tiêu cực ở các nước Đông Á và các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam sẽ ở vị trí tốt hơn với tốc độ tăng trưởng GDP 6% và gần 10% tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2015. Đầu tư nước ngoài đang tăng từ các công ty có ý định chiếm một mảnh của chiếc bánh TPP .

Chiều sâu công nghiệp

Điều này cho Việt Nam một cơ hội tuyệt vời để tích hợp các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị ở thượng nguồn của các hoạt động lắp ráp cuối cùng mà cho đến nay vẫn là vai trò của họ. ‘Chiều sâu công nghiệp’ của Việt Nam sẽ xây dựng sự tự tin ở con dốc kế tiếp trong chu kỳ kinh tế, giới đầu tư sẽ không bỏ Việt Nam để chạy đến những quốc gia có mức lương giá rẻ nhất hiện nay.

Để thành công như một người đổi mới, Dũng phải đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích khu vực tư nhân trong nước. Nông dân cần được làm chủ mảnh đất họ cấy cầy. Những doanh nghiệp nhà nước đã thất bại và không đủ sức cạnh tranh phải đóng cửa. Không có hành động nào trong số này sẽ làm hài lòng những tiếng nói đối lập trực tuyến hoặc nhóm giáo điều của đảng, nhưng logic kinh tế thật quá hấp dẫn. Và logic chính trị cũng vậy: hành động dứt khoát sẽ bảo đảm quyền lãnh đạo của đảng về mặt chính trị ở Việt Nam trong những năm tới.

David Brown - Is Vietnam on the cusp of change? 21 tháng 12, 2015.

Trà Mi chuyển ngữ

David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, thường viết về những vấn đề đương đại tại Đông Nam Á. Bài viết này dựa trên tài liệu từ một bài viết dài hơn lần đầu tiên được đăng ở đây, trên trang Brookings. Bài viết này được in lại từ một Tập Đặc biêt của Forum Đông Á vào năm 2015, xem lại sự kiện trong năm và các năm trước.

© 2015 DCVOnline

Không có nhận xét nào: