Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Tin tình báo Trung Nam Hải: Có thể có bạo loạn dịp Lễ Trung thu và Quốc khánh

Ngày 23/9 vừa qua, không chỉ Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin về “những chỉ thị quan trọng về an ninh công cộng” của ông Tập Cận Bình; hơn nữa toàn hệ thống chính trị Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị khẩn cấp với sự tham gia của lãnh đạo cao nhất Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Bộ Công an.
Ngày 23/9 vừa qua, không chỉ Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin về “những chỉ thị quan trọng về an ninh công cộng” của ông Tập Cận Bình; hơn nữa toàn hệ thống chính trị Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị khẩn cấp với sự tham gia của lãnh đạo cao nhất Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Bộ Công an.

Hành trình chuyến đi Mỹ 8 ngày của ông Tập Cận Bình thật không dễ dàng, không những phải giải quyết vô số vấn đề phức tạp tại Mỹ mà còn lo lắng nguy cơ rối loạn chính trị trong nước do các phe cánh gây ra, tâm trạng luôn phải cảnh giác đề phòng sự cố xảy ra bất cứ lúc nào.

Ngày 24/9 báo Bác Tấn (Boxun News) ở ngoài Trung Quốc đưa tin, người thân cận tình hình thông tin ở Bắc Kinh cho biết tình báo Trung Nam Hải thu thập được có nhiều khả năng sẽ xảy ra bạo loạn ở Tân Cương và Tây Tạng trong hai ngày lễ Trung Thu và 1/10 (Quốc khánh), chính quyền Cộng sản Trung Quốc đang tăng cường an ninh tại những khu vực này. Nhiều nơi ở miền nam Tân Cương dán biểu ngữ bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ và tiếng Hán, được cho là khu vực cấm vào! Khu vực Tây Tạng cũng được cảnh giới nghiêm ngặt, ở khắp mọi nơi có thể thấy xe tăng và cảnh sát đặc biệt trang bị vũ khí.

Thông tin cho cho biết, ông Tập Cận Bình đi nước ngoài nhưng vô cùng lo lắng về cục diện chính trị ở quốc nội. Trước chuyến đi ông đã triệu tập gặp lãnh đạo quân đội, cảnh sát vũ trang, công an, hệ thống an ninh quốc gia, cùng hai người đứng đầu của vùng tự trị Tân Cương và Tây Tạng, yêu cầu họ phải đảm bảo không để xảy ra sự cố trong hai ngày lễ là Trung thu và Quốc khánh. Còn thời gian này chính là thời điểm then chốt để đi ra nước ngoài.

Những thông tin rất đáng quan ngại. Ngày đầu tiên ông Tập Cận Bình đi thăm Mỹ cũng là ngày 23/9 theo thời gian Bắc Kinh, không những truyền thông Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin ông Tập Cận Bình đã “ra chỉ thị quan trọng về công tác an ninh công cộng” mà cả hệ thống chính trị Trung Quốc cũng triệu tập hội nghị khẩn cấp, trong đó các lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Bộ Công an đều tham gia.
Giới bình luận đặt câu hỏi, sau khi ông Tập Cận Bình vừa cử hành thành công Đại lễ Duyệt binh quy mô lớn ngày 3/9, mục đích để tỏ rõ cho thế giới biết mình có thực lực khống chế tuyệt đối về quyền lực, vậy có cần thiết phải cảnh giới căng thẳng như thế trong thời gian xuất ngoại?
Thực ra người am hiểu về nghề chính trị đều biết đây chỉ là hiện tượng bên ngoài, cục diện chính trị trong nội bộ Trung Quốc còn xa mới khiến ông Tập Cận Bình ăn ngon ngủ yên.

Mọi người đều biết, ông Tập Cận Bình sau khi nắm quyền lực đã mạo hiểm hành trình “đánh hổ” để xây dựng uy tín và vị thế, ông không ngại đấu với những nhân vật quan trọng do lãnh đạo tiền nhiệm Giang Trạch Dân cài lại. Tuy trong hệ thống chính trị và quân đội đã xử lý những “hổ già” như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, nhưng còn vô số đàn em trong lực lượng cảnh sát vũ trang, công an, quốc an, quân đội không thể xử lý trong thời gian ngắn được.

Hơn nữa tình hình chính trị nội bộ Cộng sản Trung Quốc vô cùng phức tạp, các tầng cấp đều có thể cài cắm thân tín, nanh vuốt nhiều người nói đến chưa hẳn là như thế. Ông Tập Cận Bình không thể trong thời gian ngắn dùng biện pháp “đánh hổ” mà quét sạch được thế lực thù địch. Tóm lại, tuy đã quét hàng loạt “hổ già” nhưng tác dụng vẫn chưa vượt qua phạm vi “giết khỉ dọa gà”.

Những “con khỉ” bị hạ dù đã khiến thế lực thù địch thiệt hại không nhỏ, nhưng “khỉ” to nhất là Giang Trạch Dân vẫn còn đó. Khi nào Giang Trạch Dân chưa bị diệt, các “hổ già” là thuộc cấp của Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu tuy có sợ hãi nhưng cũng không hết hy vọng mà chịu thần phục hoàn toàn, vì chủ cũ khó dứt.

Một khi có cơ hội, có chủ cũ bày mưu, chúng lại bị miếng mồi lợi ích mà liều mạng, vì thế nguy cơ chúng đánh lại là rất cao. Trong tình hình “tướng còn ở nguyên vị trí, tay cầm vũ khí sắc bén”, có thể những “con khỉ” này tạm thời chưa dám manh động; nhưng nếu rời khỏi vị trí trong thời gian dài thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đây chính là mối lo lắng của ông Tập Cận Bình trong chuyến xuất ngoại lần này.

Sau Đại lễ Duyệt binh ngày 3/9, ông Tập Cận Bình tuyên bố giải trừ quân bị 300 ngàn quân, ngoại giới phân tích đây là sách lược để thanh lý nhóm lợi ích cài cắm trong quân đội. Nhưng từ tình hình thực tế phân tích, đây chưa phải thủ đoạn có hiệu quả cao. Một mặt là nó liên quan đến vô số người phải thực hiện trong thời gian dài; mặt khác là sự phức tạp về con người, việc lựa chọn để thanh lý cũng tương đối gian nan. Thực thi không công bằng sẽ làm tình hình thêm phức tạp, càng dễ có nội loạn.

Đây không phải là suy đoán tùy tiện. Gần đây giới truyền thông ngoài Trung Quốc đại lục đã đưa tin về những phản ứng và tìm cách gây cản trở về quyết định giải trừ quân bị 300 ngàn quân của ông Tập Cận Bình. Giới quan chức cấp cao trong quân đội cũng đang dè chừng.

Có câu: Sự bất quá tam. Sau khi ông Tập Cận Bình hạ Từ Tài Hậu, Giang Trạch Dân có thể chưa cảm thấy mối nguy đến với mình; tiếp tục đến Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân vẫn có thể cảm thấy mình chưa gặp nguy hiểm; nhưng sau khi đến Từ Tài Hậu, Giang Trạch Dân tuyệt đối sẽ không còn tư tưởng như vậy. Vụ nổ Thiên Tân và sự sụp đổ thị trường chứng khoán xảy ra là vì thế. Những vụ việc này được giới phân tích nhận định có liên quan chặt chẽ với hệ thống của Giang Trạch Dân.

Trong tình trạng đối phương đã đề cao cảnh giác, lưỡi kiếm sắc mình đã nắm chắc, và đã có chứng cứ xác thực về phản ứng trước “sự bất quá tam”, đây chính là cơ hội tập trung hỏa lực lấy “đầu khỉ”. Một khi trảm được “khỉ” lớn nhất, không những tất cả “gà” đều khiếp sợ mà tất cả “khỉ” sẽ từ bỏ suy nghĩ ngông cuồng. Lúc đó mới có thể thực hiện kế hoạch giải trừ quân bị một cách chu toàn cùng thực thi những kế hoạch cải cách, sẽ không còn phải mạo hiểm lo lắng như hiện nay.

Ông Tập Cận Bình khi vừa đặt chân lên đất Mỹ đã có bài diễn thuyết nói về chống tham nhũng, theo đó ông làm việc này không phải vì “đấu tranh quyền lực”, câu này khiến nhiều người đặt câu hỏi “ai tin được?”, có lẽ là “binh bất yếm trá”, vì thân đang ở Mỹ nên phải “vuốt ve” đối thủ. Nhưng kết quả có thể lại hoàn toàn ngược lại, có thể khiến đối thủ càng sợ hãi và tư tưởng phản kháng báo thù càng mạnh lên. Từ cách nhìn này, trong những lần du ngoại sau này, ông Tập Cận Bình sẽ phải càng đẩy mạnh công tác cảnh giới tình hình an ninh quốc nội.

Sau khi kết thúc chuyến công du Mỹ, ông Tập Cận Bình nên làm việc gì đầu tiên? Có lẽ tóm Giang Trạch Dân để trừ hậu hoạn phải là lựa chọn số 1.

Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào: