Pages

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

CSVN Cần làm hơn nói

Văn minh Đông Phương nói tri hành cần hợp nhứt. Biết mà chỉ nói nhưng không làm là vô hiệu quả. Lịch sử công chính thường ghi những sự kiện nhiều hơn những lời nói suông. Công tâm mà phân tích Đảng Nhà Nước CS cũng có cố gắng tranh thủ bảo vệ chủ quyền VN trên hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông bị Trung Cộng xâm chiếm và thôn tính – nhưng toàn là nói và nói mà không làm một cái gì coi cho được.


CSVN có lên tiếng vấn đề biển đảo của VN đưa vấn đề ra trong nhiều cơ hội ngoại giao, hội nghị để quốc tế hoá, đa phương hoá. Nhưng không kết quả vì TC không những nói ngang mà còn làm ngược nữa. Họ nói đó là biển đảo của Trung Quốc từ cổ đại, và họ hành động thôn tính sáp nhập vào lãnh thổ TQ, lập thành phố, bồi lắp, xây thành đắp lũy, phủ sóng điện thoại 4G như sân nhà của họ, muốn làm gì thì làm. Ông bà VN có câu một kẻ nói ngang ba làng nói không lại. Chỉ có đứng lên huy động nội lực dân tộc cùng đuổi quân vừa ăn cướp vừa la làng như tổ tiên VN đã từng làm, tạo nên những thời kỳ độc lập huy hoàng trong lịch sử Việt: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn thì mới bảo vệ bờ cõi và giang sơn gấm vóc được. Suốt cả chục lần đánh đuổi quân Tàu, quân dân anh hùng VN luôn tự lực, tự cường, đâu có nhờ ngoại bang. Quân dân VN hành động và hành động, liều sống chết đánh đuổi quân thù, chớ đâu có bô lô, ba la, ba hoa chích choè mà thụ động, bất động như Đảng Nhà Nước CSVN bây giờ. Kể cả cái chuyện dễ dàng, không tốn một giọt máu là khiếu kiện TC ra toà Liên Hiệp Quốc như Phi luật tân mà Đảng Nhà Nước CSVN cũng không làm. Còn dân VN biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, chống TC thì Đảng Nhà Nước trấn áp thẳng tay.

Nguyễn Văn Đài - Quyền tị nạn chính trị

Quyền tị nạn chính trị là một quyền rất quan trọng và cần thiết cho những người hoạt động tôn giáo, nhân quyền, dân chủ,… tại Việt Nam. Tôi xin giới thiệu với các bạn quyền này để các bạn có thể thực hiện khi các bạn có nhu cầu.

Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11/2014 vừa qua thêm 39 người Việt chạy tị nạn sang Thái Lan nhiều năm đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11, 2014.

Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11/2014 vừa qua thêm 39 người Việt chạy tị nạn sang Thái Lan nhiều năm đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11, 2014.

Nhằm bảo vệ quyền tự do, sức khỏe, tính mạng,… của những người hoạt động tôn giáo, xã hội, nhân quyền, chính trị,…., trong các quốc gia độc tài, độc đảng,…. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã quy định tại khoản 1 điều 14 như sau:

Nguyễn Vũ Bình - Hiện thực hóa dân chủ hay cách thức chung xây dựng thể chế dân chủ

Xét dưới góc độ dân chủ, các quốc gia trên thế giới hiện nay được nhiều người nhìn nhận có ba mức độ khác nhau. Các quốc gia có nền dân chủ tương đối hoàn hảo, còn gọi là dân chủ tự do, gồm Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu. Các quốc gia cũng có thể chế dân chủ, nhưng đi sâu vào quyền con người mới chỉ dừng ở mức dân chủ trong tuyển cử. Và cuối cùng là các quốc gia chưa có dân chủ bao gồm độc tài cá nhân, độc tài tập thể hoặc toàn trị.

     Hiện thực hóa dân chủ đặt ra chủ yếu đối với các quốc gia đã có các thể chế dân chủ nhưng người dân chưa thực sự tự do và trong tương lai, là các quốc gia độc tài chuyển sang dân chủ. Tình trạng các quốc gia đã có những thể chế dân chủ nhất định, nhưng người dân chưa được tự do, xuất phát từ những nguyên lý để xây dựng nền dân chủ chưa phản ánh được các yếu tố cốt lõi của một kết cấu dân chủ thực sự. Nhưng mặt khác, cách thức xây dựng, trình tự tiến hành để xây dựng các thể chế dân chủ cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc các quốc gia khó vượt qua ngưỡng dân chủ tuyển cử để trở thành dân chủ tự do.

Mạng xã hội và cơ hội phản biện chính trị

Lê Nguyên


Có lịch sử hơn 30 năm ra đời và phát triển, mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho nhiều triệu người trên toàn thế giới. Nếu như nhà nước có kênh truyền thông báo chí thì dân chúng nói chung lấy mạng xã hội làm kênh truyền thông riêng của họ.
Người ta đang sử dụng hàng trăm mạng xã hội, nhưng tại Việt Nam (và nhiều nước khác...), phổ biến nhất vẫn là Facebook và Youtube. Đây là các sản phẩm của tập đoàn Google - Mỹ.
Dù bị cấm cản từ đầu, cho đến khoảng năm 2008, bằng nhiều cách khác nhau, đã có rất nhiều người Việt Nam, chủ yếu là giới trẻ sử dụng các dịch vụ này của Google. Cho đến nay chúng đã phổ biến trên diện rộng, không chỉ trong giới trí thức, ngay cả những người lao động chân tay, từ người nông dân cho tới bác xe thồ, không ít người dùng chúng để chia sẻ cuộc sống của họ với những người dùng khác. Đánh giá sự tiện dụng của Google, nhiều người còn nói một câu cửa miệng thú vị: "Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra Gu-gồ".

Xét lý lịch có còn cần thiết?

Chân Như, phóng viên RFA

Nữ sinh Bùi Kiều Nhi thi tuyển sinh đại học được 29 điểm

Nữ sinh Bùi Kiều Nhi thi tuyển sinh đại học được 29 điểm
 Screenshot Nguoilaodong







































Tạp chí diễn đàn bạn trẻ, trong tuần này là câu chuyện về đại học và xét lý lịch 3 đời sẽ được các bạn trẻ chia sẻ và bàn luận.


Chân Như: Vừa qua câu chuyện về bạn trẻ tên Bùi Kiều Nhi thi tuyển sinh đại học được 29 điểm vào học viện Chính trị công an nhân dân, nhưng bạn vẫn bị đánh trượt bởi 23 năm trước người cha của bạn bị án treo 9 tháng về tội "chống người thi hành công vụ". Người cha đã mất trước khi bạn sinh ra. Các bạn thấy sao về sự việc này ? Tội của người cha, người con có phải chịu liên đới hay không?

Rào cản của dự thảo thành lập Hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tờ trinh dự án Luật Về hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tờ trinh dự án Luật Về hội.
 VnEconomy




Bộ trưởng nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa trình dự thảo luật về thành lập và điều hành Hội cho Ủy ban thường vụ quốc hội để lấy ý kiến và đồng thời chuẩn bị cho kỳ họp sắp tới.

Mâu thuẫn
Báo chí dẫn ra những điều lệ căn bản thành lập Hội mà Bộ trưởng nội vụ đệ trình cho thấy một số mâu thuẫn dễ dàng dẫn tới vi phạm hiến pháp. Thêm vào đó nội dung lập Hội nghiêng hẳn về quyền cho phép hay không cho phép thuộc phạm vi của cơ quan công an và do đó việc xin phép để lập ra một Hội dân sự không phải là điều dễ dàng cho người dân.

Nhập siêu ngày một tăng làm sao “thoát Trung”

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam (minh họa)

Hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam (minh họa)
 Photo nld.com




Việt Nam hô hào giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh biển đảo bị Bắc Kinh xâm lấn. Tuy vậy doanh nghiệp Việt Nam lại tiếp tục ồ ạt nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc tạo ra mức nhập siêu với Trung Quốc gia tăng kỷ lục. Nam Nguyên trình bày thông tin này.

Phụ thuộc vào Trung Quốc
Năm ngoái qua vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, người dân phẫn nộ biểu tình chống Trung Quốc còn giới trí thức chuyên gia thì kêu gọi thoát Trung cả về chính trị lẫn kinh tế.

Biển Đông: tuyên bố và hành động

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vạch trần Trung Quốc trên báo Mỹ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vạch trần Trung Quốc trên báo Mỹ
 Báo Người Lao Động




Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 28 và 29 tháng 9 vừa qua khi có mặt tại New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có những tuyên bố công khai về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Ông cũng tố cáo hoạt động cải tạo xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc hiện nay tại đó là vi phạm luật pháp quốc tế.

Nhận định của giới chuyên gia về những phát biểu đó của chủ tịch nước Việt Nam ra sao? Và từ lời nói, chính quyền Hà Nội cần có những hành động gì nữa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Tòa án Việt Nam yếu vì bị chia quyền?

Image copyrightAFP
Hồi trong năm, Thông tấn xã Việt Nam đăng bài ‘Tòa án Hàn Quốc bác đề nghị ra lệnh bắt giữ cựu Phó Chủ tịch POSCO’, nội dung nói về lãnh đạo tập đoàn sản xuất thép bị cáo buộc tham nhũng và lập quỹ đen.
Ngoài việc đưa tin có tính thời sự, bài báo cung cấp một thông tin pháp lý đáng chú ý, đó là ở Hàn Quốc tòa án có quyền bác đề nghị bắt giữ của cơ quan công tố.
Theo bài báo thì tòa án bác bỏ việc bắt là Tòa án quận trung tâm Seoul, quyết định được đưa ra với lý do việc bắt giữ để phục vụ điều tra là không cần thiết.

Cựu nhà báo bị 6 năm tù vì 'làm gián điệp'

Image copyrightTuoi Tre
Image captionBị cáo Hà Huy Hoàng bị bắt từ tháng 10/2014
Ông Hà Huy Hoàng, cựu phóng viên báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, vừa bị án 6 năm tù vì cung cấp thông tin cho tình báo Trung Quốc.
Luật sư của ông nói phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong buổi sáng thứ Tư 30/9 tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.
Ông Hoàng, 55 tuổi, bị xử vì Tội gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự.

'Trung Quốc đe dọa an ninh hàng hải'

Trong phỏng vấn dành cho hãng AP, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Sang đã tới thăm trụ sở chính của hãng này ở New York hồi đầu tuần.
Chủ tịch nói với AP hôm thứ Hai 28/9 rằng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải.
Ông Sang cũng kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội.
Ông nói rằng sẽ chứng minh với thế giới rằng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã bình thường hóa hoàn toàn, 40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến.
Ông phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng AP giữa lúc nguyên thủ các nước nhóm họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ anh em lâu đời nhưng căng thẳng đã dâng cao về việc khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp, và Trung Quốc tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn các bãi đá chìm tại Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.


Image copyrightAP
Image captionChủ tịch Sang cho biết hành động bồi đắp đảo chìm của Bắc Kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn hàng hải và an ninh Biển Đông

‘Hiển nhiên và dễ hiểu’

''Biển Đông thực sự là một điểm nóng của khu vực và thế giới trong thời điểm này. Năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn tại các bãi đá nửa chìm nửa nổi để biến chúng thành các đảo lớn hơn'', ông Sang cho biết, dùng tên Biển Đông thay cho biển Hoa Nam.

VN tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh

Image copyrightGetty
Image captionViệt Nam là quốc gia tăng bậc mạnh nhất so với một năm trước trên bảng xếp hạng của WEF.
Việt Nam tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo một báo cáo mới nhất.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp Việt Nam (WEF) ở vị trí thứ 56 trong tổng số 140 quốc gia, tăng 12 bậc so với báo cáo hồi năm ngoái.

Nổ lớn ở Liễu Châu của Trung Quốc

Image copyrightweibo
Có ít nhất ba người chết và 13 người bị thương trong vụ nổ ở Liễu Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc hôm thứ Tư 30/09.
Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc nói đây là "một loạt các vụ nổ tại quận Liễu Thành thuộc khu đô thị Liễu Châu".

Đá Chữ Thập : Căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc ở Trường Sa ?

mediaẢnh chụp từ vệ tinh đảo Đá Chữ Thập ngày 3/9/2015 do CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe cung cấp ngày 14/9/2015, cho thấy các coogn trình quân sự của Trung Quốc xây trên đảo đã hoàn tất.REUTERS/CSIS
Ảnh vệ tinh của bộ phận chuyên trách Quốc phòng và Không gian của tập đoàn Châu Âu Airbus (Airbus Defence and Space) ngày 20/09/2015 đã cho thấy rõ : Phi đạo dài hơn 3000 mét mà Trung Quốc cho xây trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở vùng quần đảo Trường Sa đã hoàn tất, cùng với nhiều công trình khác. Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s Defense, như vậy là hòn đảo nhân tạo này đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, với phi đạo dành cho chiến đấu cơ đã sẵn sàng hoạt động.

Truyền thông Mỹ say mê Giáo hoàng, lơ là ông Tập

Sự chú ý không đổ dồn về phía Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông thăm Mỹ, vì người dân và truyền thông địa phương còn mải mê theo sát nhất cử nhất động của Giáo hoàng.
Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng hôm 25/9 được tiếp đón long trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ, với 21 loạt đại bác chào mừng trong lúc ông đứng cạnh ông Obama bên ngoài Nhà Trắng.
Tuy vậy, với hầu hết người Mỹ, sự kiện đó không phải điều đáng chú ý, khi mọi mạng lưới tin tức đều tập trung theo sát chuyến thăm Mỹ lịch sử của Giáo hoàng Francis.
Ít nhất là xét về mật độ đưa tin của truyền thông Mỹ, thì chuyến công du của ông Tập đã bị lu mờ trước sức hút của Giáo hoàng. Việc này khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về khâu lựa chọn thời điểm, cũng như sự tương phản rõ nét giữa truyền thông Mỹ và Trung Quốc.

Hà Nội: HAI MẸ CON SẴN SÀNG TỰ THIÊU PHẢN ĐỐI CƯỠNG CHẾ

Mẹ tẩm xăng mẹ con dọa tự thiêu phản đối cưỡng chế 

Tuổi trẻ
29/09/2015

TTO - Chiều 29-9, UBND phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, gửi báo cáo tới các cơ quan chức năng về vụ mẹ tẩm xăng mình lẫn con dọa tự thiêu để phản đối cưỡng chế vi phạm trên đất nông nghiệp sáng cùng ngày.
 
Sau vụ việc tẩm xăng dọa tự thiêu, việc cưỡng chế công trình vi phạm trên đất nông nghiệp 
đã tạm dừng - Ảnh: Tuấn Cường

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hứa Đức Minh, phó chủ tịch UBND phường Mễ Trì, cho biết sáng 29-9 phường có tổ chức cưỡng chế xử lý các công trình tạm trên đất nông nghiệp mua bán trái phép tại khu Lùng Bùng.

Thừa Thiên - Huế: TIỂU THƯƠNG BIỂU TÌNH TRƯỚC CỬA UBND TỈNH


Tiểu thương chợ đầu mối Huế
phản đối dời về chợ mới 

Tuổi trẻ
29/09/2015

TTO - Sáng 29-9, lãnh đạo UBND TP Huế đã tổ chức đối thoại với các tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu, sau khi tiểu thương kéo đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phản đối việc di dời đến chợ mới.
Đại diện cho các hộ kinh doanh, ông Nguyễn Văn Thảo cho rằng bà con tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu bức xúc trước việc chính quyền chưa bao giờ có cuộc họp phổ biến và lấy ý kiến về việc xây dựng chợ mới.

Trong khi đó, ngày 26-6-2015, Bộ Công thương có quyết định số 6481 quy định chợ đầu mối Phú Hậu nằm trong quy hoạch phải cải tạo, nâng cấp.

Võ Phiến – Con người chính trị hay văn học?

BBC
H1
Các bình luận trong và ngoài nước đánh giá cao sự nghiệp cầm bút của nhà văn Võ Phiến, người qua đời tại Mỹ, mặc dù tác phẩm của ông vẫn không được xuất bản tại Việt Nam.
Sau 90 năm tại thế với hơn 40 đầu sách, nhà văn Võ Phiến đã từ giã cuộc đời tại bang California, Hoa Kỳ.

ĐIỀU GÌ PHẢI ĐẾN THÌ ĐANG ĐẾN

Thanh Tôn
Đã có những quy luậbấbiến trong thiên nhiên: Sinh ra-phátriển-tàtạ rồthúrửa. Tương tự trong thế giớloàngười: Sinh lãbịnh tửCũng không khácnhiều, mdòng họ vương triều, mọi đảng phácầquyền, mọi thể chế chính trị cũng nằm trong vòng tròcủa quy luật sinh diệt… muôn đờđó. Sau thịnh rồsẽsuy, có sinh thì có diệt, chỉ khác nhau ở cáhình thứvậđộng, quá trình bàn giao, chuyểtiếp…
Ở các nước dân chủ văn minh tiến bộ, quá trình chuyển tiếp, bàn giao quyền lực và trách nhiệm lãnh đạo quốc gia giữa các lãnh tụ, giữa các đảng cầm quyền luôn diễn ra trong hòa bình, theo luật pháp và nguyện vọng, lựa chọn của nhân dân bằng lá phiếu bầu chọn ai và gạch bỏ ai một cách rất minh bạch, công khai nhẹ nhàng. Ngược lại, ở các nước bị cai trị bằng những chế độ độc tài, toàn trị, quân phiệt, cộng sản, khủng bố… chậm tiến lạc hậu thì bọn lãnh tụ luôn tham quyền cố vị, quá trình chuyển tiếp, thay đổi thường rất khó khăn, luôn bị chống phá trì hoãn kéo dài.

TQ “nóng máu” vì ông Tập bị bà Hillary Clinton “mắng thẳng”

H1
Trung Quốc đã phản ứng sau khi bà Hillary Clinton chỉ trích việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì một hội nghị về quyền phụ nữ tại LHQ là hành động “không biết xấu hổ”.
Tối 27/9 (giờ địa phương), Hội nghị Lãnh đạo toàn cầu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được tổ chức do Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì.
Theo trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chỉ trích việc ông Tập tham gia chủ trì một hội nghị của LHQ về vấn đề quyền phụ nữ là “không biết xấu hổ”.

Nhà văn Võ Phiến qua đời


Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 - 28/9/2015). Ảnh: Báo Người Việt
Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 – 28/9/2015). Ảnh: Báo Người Việt
Mới đọc báo Người Việt mới biết tin Nhà văn Võ Phiến đã qua đời ở California, ngày hôm nay, thọ 90 tuổi (1). Có lẽ nhiều bạn trẻ không/chưa biết đến ông, nhưng ông là một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam. Ông tên thật là Đoàn Thế Nhơn, người gốc Phù Mỹ, Bình Định (quê ngoại tôi), từng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau này ông bỏ về thành. Sau 1975, ông di tản qua Mĩ, và có công gầy dựng trào lưu văn học Việt ở hải ngoại.
Ông nhạc phụ tôi là người cùng thời với Võ Phiến và từng có thời công tác chung trong Việt Minh. Lúc sinh thời, ông nhạc tôi kể hoài về văn tài của Võ Phiến, một người nói không nhiều, có vẻ “sớ rớ”, mà viết văn cực hay. Ông nói rằng lúc Võ Phiến bỏ VM về thành vì một bất đồng ý kiến về quan điểm văn nghệ, những người VM tiếc hùi hụi vì mất một văn tài. Nhưng Võ Phiến thì không hề tiếc khi ông bỏ hàng ngũ VM, và sau này trở thành một người có những tác phẩm có thể nói là làm cho người cộng sản không hài lòng (nói lịch sự là thế).

Biển Đông và quan hệ Mỹ-Việt-Trung sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ

Sắp tới có khả năng cả Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình đều sang thăm chính thức Việt Nam, đây là thách thức cũng là cơ hội để Việt Nam tỏ rõ lập trường.
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung và Biển Đông sẽ diễn biến ra sao sau khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc thăm Hoa Kỳ, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.

Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng luật pháp quốc tế

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 28/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ khi đề cập vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông liên quan tới Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng ngày 25/9. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trong bài phát biểu, Tổng thống Obama nêu rõ Washington quan tâm tới việc giữ vững các nguyên tắc cơ bản về tự do đi lại, tự do thương mại cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực. Chính vì vậy, Mỹ sẽ bảo vệ các nguyên tắc này, đồng thời khuyến khích Trung Quốc cùng các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Chính quyền Obama trước đó đã chỉ trích việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp và cải tạo quy mô lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa cũng như việc xây dựng các cơ sở, trong đó có ít nhất 3 đường băng, mà Washington cho rằng Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand "chấn chỉnh" TQ ở biển Đông

Phát biểu tại trường ĐH Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 28-9, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee nhắc nhở nước này cần hành xử như “nước lớn” ở biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee nhận được chứng nhận kỷ niệm sau bài diễn văn tại trường ĐH Quốc phòng Trung Quốc ngày 28-9. Ảnh: CRI
“Tất cả các nước lớn sẽ trở nên lớn hơn, theo mọi ý nghĩa của từ này, bằng cách nhận ra thế mạnh của mình và chân thành chia sẻ, xoa dịu những lo ngại của các nước nhỏ hơn” – ông Brownlee nói trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 5 năm hợp tác giữa Quân đội New Zealand và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bộ trưởng Brownlee cho biết New Zealand là quốc gia phương Tây đầu tiên ký kết hợp tác quốc phòng với Trung Quốc và điều này đã thể hiện “bản chất độc đáo trong mối quan hệ giữa hai nước”.