Pages

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

NHÂN SĨ, TRÍ THỨC, LÃO THÀNH KÁCH MẠNG PHẢI LÀM GÌ?

Ngày 25 tháng 6 năm 1975, đi trình diện nhập học “ Trường học tập, cải tạo “ ngụy quân, ngụy quyền “ Tân Hiệp, Biên Hòa. Một buổi tối, thảo luận về đề tài“ sở hữu đất đai, anh “ tân “ cải tạo viên gà mờkhông sợ cọp phát biểu khơi khơi: Nếu như mà chuyển quyền sở hữu đất đai của tư nhân thành quyền sởhữu toàn dân do nhà nước quản lý thì khi nào nhà nước lấy lại ruộng đất thì nhà cửa, xí nghiệp phải triệt hạ, người sở hữu chủ cũ biết hạ lạc về đâu? Người nông dân mất ruộng lấy gì sinh sống? Anh bạn ngồi kế bên giựt mình thon thót, ngắc véo, ý kêu tốp lại! Tan họp, anh em cằn nhằn: Ông mà cứ chơi cái mửng nầy có ngày mang họa! May mà hồi ấy, trưởng phòng giam là một anh cựu cán bộ xây dựng nông thôn nên nhắm mắt bỏ qua.

Câu chuyện hơn 38 năm về trước, ngày nay thành thực tếnhản tiền: Hiện tại có hàng trăm ngàn nông dân, thịdân mất ruộng, mất đất, lâm vào cảnh sống vô gia cư,tử vô địa táng, lêu bêu khắp các công viên Hà Nội, Sài gòn.
Ngày 6 tháng 12 năm 1976, bước xuống tàu Hồng Hà ra Bắc du học chương trình “ tiến xĩ Hoàng Liên Sơn “ ở Đại học cải tạo Trung ương số 1, Lào Kay. Một buổi tối, thảo luận về đề tài dài ngoằn hổng giống ai: “ Vì sao phải củng cố quan hệ sản xuất trên miền Bắc và cải tạo quan hệ sản xuất ở Miền Nam?” Một lần nữa gã cải tạo viên nay đã bước vào tuổi “ tứ thập nhi bất hoặc “, không còn nghi hoặc gì nữa nên phang bừa: Nếu như nhà nước mà nắm hết các tài nguyên và cơ sở sản xuất thì là làm chủ toàn bộ nền sản xuất quốc dân, phân phối sản phẩm cho công nhân, nông dân, lao động, ai được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ban quản trịxí nghiệp, nông trường quốc doanh, vì là tài sản chung nên không ai chịu trách nhiệm, mặc tình mạnh ai nấy ngắt véo lợi lộc về phần mình. Trời mùa đông Hoàng Liên Sơn lạnh buốt xương nên cán bộ quản giáo không có mặt. Đội trưởng là anh hạ sĩ quan cảnh sát, ghe chữ được, chữ chăng nên cũng qua truông.
Hồiđó chưa có thuật ngữ “ rút ruôt công trình “ nên dúng chữ ngắt véo nghe cũng không đúng mức. Ngày nay thì Vinashin, Vinalines ăn bạo hơn nên mới sập tiệm, phá sản.
Gã nhà quê tui học lóm chút mác xít từ lúc tuổi đôi mươi, chỉ nhớ lõm bõm mà cũng biết hậu quả của con đườngđi của xã hội chủ nghĩa là như vậy từ non bốn mươi năm về trước.
Vậy mà bây giờ ông giáo sư cựu phó thủ tướng Trần Phương mới mở miệng ngôn: “…nguyên tắc mà ông Mác đưa ra, là gì? Chuyên chính vô sản vềmặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy, thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không?
…“Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụlà sai. Bởi vì 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thếlà nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ.
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta vàđồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa”.
Lời phát biểu trên, gần đây được các ông lúc trước kêu là cọng sản “ phản tỉnh “, về sau kêu là “ chân chính, tiến bộ “ và gần đây là “ hồi tâm “ tung hô như là tuyên ngôn nổi loạn, ly khai đảng.
Thật ra lời phát biểu kể trên đã cũ mèm, bây giờ mới tung ra để làm chỗ dựa toan tính cải sửa đảng chớ không phải là nổi loạn, ly khai gì cả, bởi vì Blog Nguyễn Tường Thụy ghi rõ như vầy:
“ Phát biểu của GS Trần Phương cựu Phó Thủ tướng Chính phủ,cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tại hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội 11 gần 3 năm trước.
Clip này xuất hiện cách đây chừng 10 ngày. Nay NTT blog tổng hợp lại thành 1 entry có chỉnh lý đôi chút cho tiện theo dõi. Do không biết bản rã băng gốc ở đâu nên không dẫn đường link, mong được thông cảm. “
Nhưvậy là bài phát biểu nầy đã bị bác bỏ từ tiền Đại hội đảng gần 3 năm trước!
Vậy mà có ông cựu sĩ quan Không quân Bằng Phong Đặng Văn Âu thừa thắng xông lên, viết một bài đề tựa “hoành tráng “: “ Hãy quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh !!! “, sặc mùi vẹm năm xưa!
Lại còn xúi mấy ông nhân sĩ, lão thành kách mạng làm chuyệnđộng trời:
Thay vì viết kiến nghị, thư ngỏ, xin quý vị “lão thành cách mạng”, những trí thức thân Cộng phản tỉnh hãy dũng cảm nhận lãnh trách nhiệm bằng cách liên kết nhau qua phương tiện thông tin Internet để thảo một bản hiệu triệu thật đanh thép, nhờ các trang mạng toàn cầu phổbiến rộng rãi để kêu gọi quốc dân đồng loạt đứng lên tiêu diệt những con dòi bán nước hại dân.
.”Tôi tin rằng quý vị phổ biến một bản hiệu triệu hẹn ngày N giờ G để xuống đường tập thể, nằm lăn ra, chấp nhận để cho Công An, Quân Đội xả súng bắn, xe tăng cán lên thì đồng bào cả nước (nhất là dân oan) sẽ liều mình chịu chết cùng quý vị. Nhớ là nói và làm phải đi đôi; chứ đừng bắt chước Lê Hiếu Đằng kêu gọi bỏ đảng tập thể mà bản thân thì vẫn cứ ởlỳ trong đảng. “
Vẫn biết rằng ông sĩ quan không quân có nhiều liên lạc với các nhà trí thức cọng sản trong nước như ông Tiến sĩNguyễn Quang A…, nhưng mà họ tính chuyện cải sửa đảng của họ để cai trị tiếp chớ họ đâu có tính chuyện vận động dân chúng nổi lên lật đổ chế độ toàn tri cọng sản đâu mà ông bắt quàng chuyện nọ sang chuyện kia!?
Các quí ông ấy nói đi nói lại rõ ràng: Tranh đấu ÔN HÒA BẤT BẠO ĐỘNG chớ hổng được “ đổ màu, tàn phá “gì sất, nghĩa là nhiều lắm là biểu tình lêu nghêu cho ra vẻ để đảng chịu lắng nghe tiếng dân kêu là hết!
Thấy ông cựu nhà binh xui các ông trí thức, lão thành kách mạng “ hồi tâm “ hy sinh đi biểu nằm cho xe tăng vc cán chết, tôi thấy là khí quá!
Bây giờ tôi tính chuyện êm ái hơn theo như chủ trương mà các ông ấy thường phô trương: Tranh đấu bất bạo động theo học thuyết Gandhi.
Thuởnay các ông vẫn hô hào tranh đấu bất bạo động mà không nói rõ cho giới trẻ nghe nội dung nó là cái gì?Đâu lẽ bất bạo động là xuôi xị, chỉ kiến nghị,thơ ngỏ, tuyên ngôn, tuyên cáo rồi huề.
Thuyết tranh đấu bất bạo động Gandhi theo như tôi học trong bài học lịch sử hồi đệ tứ niên trung học gồm hai yếu điểm:
Một là: BẤT HỢP TÁC
Hai là: BẤT TUÂN DÂN SỰ
Vậy, nếu như các ông nhân sĩ, trí thức, lão thành kách mạng thật sự “ hồi tâm, hồi đầu, phản tỉnh “ thời không cần ăn cũ năn, sám hối làm chi!
Chỉxin các quí ông thực thi “ Tranh đấu bất bạo động Gandhi “:
BẤT HỢP TÁC
Vịnào còn đang hợp tác với ngụy quyền cọng sản làm gan cáo lão về quê. Đáng lý ra là nói cáo lão, qui điền. Ngặt nỗi hiện tại ruộng đất thuộc “ sở hữu tàn dân do nhà nước quản lý” nên các ông có muốn qui điền thì cũng phải xin nhà nước cho thuê, chắc là hổng được.
Vịnào đã về hưu mà còn ở căn hộ nhà nước thì cũng trả lại căn nhà và cái sổ hưu, bồng bế nhau tìm kếsinh nhai để tỏ rõ thái độ bất hợp tác.
Có vị sẽ hỏi như vậy làm sao mà sống? Xin quí vị đi hỏi bà con nông dân bị cào nhà, cướp đất như gia đình anh kỷ sư/cựu bộ đội Đoàn Văn Vươn, bà con ấy chỉ cho cách làm sao mà sống dưới ách cai trị hà khắc cọng sản do các vị góp sức dựng lên. Ai thì tôi không biết, chớ chị Nguyễn Thị Hiền, nội nhân anh Đoàn Văn Quý, người đã nói câu nầy khi nhà cửa bị côn an, côn đồphá sập, chồng bị bắt bỏ tù: “ Gia đình em chấp nhận chịu thiệt để cho xã hội được!” Chị ấy chẳng những sẽ sẳn lòng chỉ dẫn cách bươn chải sống còn dưới chế độ hung tàn cay nghiệt cọng sản mà còn chia sẻ giúp đở quí vị trong cảnh sa cơ thất thế nhưgia đình các chị.
Nói cho cùng, nhiều lắm là với tài sản hiện có, quí vịcũng có thể sống lây lất đôi ba năm chờ ngày chế độ ăn hại cọng sản sụp đổ và nhất là quí vị sống với thân phận người dân thấp cổ, bé miệng bị áp bức, bất công một hồi để thắm thía với người ta.
Qúi vị là bề trên mà tự thân hành xử như vậy, nhất là quí vị làm đồng loạt thì chắc chắn đông đảo giới trẻ sẽ hào hứng theo gương. Như vậy là bộ máy nhà nước cọng sản sẽ bị tê liệt một phần lớn. Chỉcòn lại bọn đặc quyền, đặc lợi và cường hào ác bá làm việc thôi. Như vậy chúng là mục tiêu rõ ràng đểlực lượng cách mạng sau nầy tính sổ.
BẤT TUÂN DÂN SỰ
Bất hợp tác tuy là tiêu cực nhưng sẽ làm suy yếu bộ máy tà quyền như kể trên. Bây giờ là bất tuân dân sự,khởi phát tấn công.
Chữbất tuân dân sự nội dung cũng dễ hiểu, ví dụ chống cưởng chế nhà đất.
Ví dụ như nông dân không chịu đóng thuế thuê ruộng đất. Theo các nhà nghiện cứu Trung cọng, 70% số thu cho ngân sách điều hành xã thôn trung cọng là từ tiền cho thuê ruộng đất. Ở An nam xã nghĩa cũng như vậy. Bây giờ mà vận động được bà con nông dân đồng loạt không đóng thuế thuê ruộng là hoạt dộng cai trị xã thôn tê liệt.
Vềphía thành thị, bất tuân dân sự tác động ghê gớm hơn.
Ví dụ luật lệ công đoàn vc qui định công nhân chỉ đình công trong khuôn khổ quyết định của công đoàn nhà nước. Bây giờ công nhân thực thi bất tuân dân sự, tựmình đình công ngoài luồng hay như thường nói là “ tựphát “ mà tự phát đồng loạt có tổ chức. Như vậy là gây tê liệt sản xuất trên qui mô toàn quốc. Với nền kinh tế “ chết đứng “ như hiện nay mà vấp phải một cuộc tổng đình công là tức khắc sụp đổ.
Kinh tế mà tê liệt, đánh tiếp một đòn tiểu thương bất tuân dân sự khôngchịu đóng thuế chợ và hè nhau bãi thị thì thành phố tê liệt.
TỔNG BIỂU TÌNH HAY TỔNG NỔI DẬY
Đòn bất tuân dân sự kết thúc chế độ toàn trị cọng sản là: Tổng biểu tình, tức là tổng nổi dậy.
Một khi mà chế độ kềm kẹp bị suy yếu do các chiến dịch bất hợp tác – bất tuân dân sự kể trên, không còn kiểm soát được các hoạt động dân sự thì đó là thời cơ cho các lực lượng vận động cách mạng tiến hành bước hành dộng cuối cùng: Đồng loạt ĐÌNH CÔNG– BÃI THỊ – BÃI KHÓA.
Tập hợp tất cả các lực lượng nông dân – công nhân –sinh viên, thanh niên – tiểu thương biểu tình đồng loạtở Hà Nội – Sài gòn và các thành phố lớn thì hoa sen, hoa lài bừng nở, tỏa ngát hương.
Được như vậy thì kể như là giới nhân sĩ, trí thức, lão thành khai mở công cuộc giải trừ chế độ toàn trịcọng sản phản nước, hại dân, chuộc lại lỗi lầm trong muôn một.
Nguyễn Nhơn

Không có nhận xét nào: