Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Phạm Chí Dũng - Vì sao Quốc hội 'siết' Luật Biểu tình?

Nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua
Trong hàng ngũ lãnh đạo kế thừa lớp cách mạng tiền bối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một nhân tố biết phát ra sáng kiến vào những thời điểm cần kíp và đòi hỏi tính “quyết liệt”.

Từ thời điểm ý tưởng cần có Luật Biểu tình được người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất chính thức phát ra vào tháng 11/2011, một năm rưỡi đã lặng trôi với tinh thần đóng kín từ những người đứng đầu cơ quan lập pháp “của dân, do dân và vì dân”.

Chỉ vài ngày sau khi khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, người thay mặt cho Ủy ban Pháp luật của cơ quan dân cử tối cao này là ông Phan Trung Lý đã lập tức “bác” khá nhiều đề xuất từ phía Chính phủ.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế lên án vụ bắt ông Trương Duy Nhất

Tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới hôm 30/5 đã lên án vụ bắt giữ cựu nhà báo Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội thả ông ngay lập tức.

Ông Nhất bị bắt hôm 26/5 và giới hữu trách nói ông ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.

Trả lời Hoài Hương của VOA Việt Ngữ, ông Bob Dietz, Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, nói rằng vụ bắt giữ ông Nhất là bằng chứng mới nhất cho thấy Việt Nam tiếp tục tìm cách đàn áp những tiếng nói chỉ trích.

Việt Nam và các cuộc nổi dậy hiện nay


Võ Văn Ty (Danlambao) - Trong thế kỷ 21 này, thế giới đã mục kích nhiều chính quyền độc tài đã sụp đổ trước sức mạnh của người dân. Có 3 cuộc nổi dậy được xem là biểu tượng của đấu tranh bất bạo động đánh đổ được cường quyền mà không cần một thế lực quốc tế giật dây hướng dẫn.

Trong khuôn khổ của bài này, người viết chỉ chiếu rọi một góc độ nhỏ vào đạo đức, tác phong và sách lược đấu tranh của những người lãnh đạo các phong trào tự do dân chủ này. Đây là những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của các tổ chức này.

Đã đến lúc cần từ bỏ lý thuyết Mác - Lê và đảng cộng sản


Chu Chi Nam (Danlambao) - Hiện nay, Việt Nam đang bàn cãi xôn xao về việc sửa đổi hiến pháp và thay đổi chế độ. Và một chế độ tốt đẹp, ai cũng biết đó là chế độ dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Theo ông Lưu Châu Á, đương kim trung tướng quân đội Trung cộng, người có ảnh hưởng lớn trong giới truyền thông báo chí và quân đội: “Một hệ thống chính trị tồi khiến cho một người tốt cũng hành động tồi, trong khi một hệ thống chính trị tốt khiến cho một người tồi cũng hành động tốt”.

Vì vậy, theo tôi nghĩ, đây là lúc dân Việt, ở mọi tầng lớp xã hội, từ nông dân, thợ thuyền, đến chuyên viên trí thức, hãy can đảm có ý nghĩ từ bỏ lý thuyết độc khuynh, độc tài Mác Lê và sản phẩm của nó là đảng cộng sản, vì đó là một hệ thống triết lý, chính trị tồi.

Vì sao blogger Mẹ Nấm tình nguyện đi tù cùng ông Trương Duy Nhất?


VOA - Blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi cộng đồng người viết blog ở Việt Nam lên tiếng tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, sau khi mcột blogger khác là ông Trương Duy Nhất bị bắt vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự’.

Ông Nhất là chủ trang blog ‘Một góc nhìn khác’ (hiện không thể truy cập được), và nhiều lần chỉ trích giới chức chính phủ trong nước. 

Dân chủ chán vạn lần!?


Nguyên Anh (Danlambao) - Thím Dzoan là người của công chúng, ai không biết thím thì thật là ếch ngồi đáy giếng. Tại xứ Giao chỉ bàn dân thiên hạ mà nghe đến tên thím thì thầm nói nhỏ với nhau: “Dân chủ xứ ta hơn bọn tư bản giãy chết chán vạn lần”.

Thật đấy vì hiện nay thím ý nhiệm chức đương kim phó hoàng đế chỉ sau vua Lú nhưng trên 90 triệu người không nhẽ thím í nói láo? Và câu slogan nổi tiếng trên đã đưa thím lên đỉnh của đỉnh khiến cho hào quang của thím chói lòa nhức mắt, thậm chí trong cuộc họp quan chức xứ da vàng mủi tẹt vừa rồi có một quan phụ mẫu đàn em của tướng Phùng Nhát nhắc lại nguyên xi, tay đó tên gì nhỉ, để nhớ xem hình như là Nghị Đặng Ngọc Nghĩa thì phải.

Đại biểu quốc hội do đảng cơ cấu đã có mòi...cựa quậy !


Ns. Tô Hải - Quả là lắm lúc thấy cũng dzui dzui khi nhận ra mình vẫn sống nhăn răng (giả) ra để cười tủm, mỗi khi có chuyện với mấy ông bà nghị sỹ Việt Lam suốt 67 năm liền phải ra trò diễn xuất vừa qua! Trừ cái khóa mang số xui, năm xui này (khóa 13 năm 2013), không khóa nào mà mình không có người thân hoặc đồng hương, đồng khóa, đồng nghiệp, đồng môn “bỗng dưng” được trở thành “đại biểu nhân dân” của một cái địa phương xa tít mù tắp chưa hề đặt chân tới bao giờ! 

Lý do: Cái khóa 13 này chẳng còn mấy ai ở cái tuổi mình mà còn…ngắc ngoải cả!!! Ngỏm củ tỏi cả rồi. Nhưng kỷ niệm về họ khi giốc bầu tâm sự giữa những người cùng có ăn có học, cùng có cái đầu và trái tim giống nhau, cùng gác bỏ tất cả học hành, nhà cửa, tương lai no cơm ấm cật để đi tìm làm…cách mạng đánh nhau với Tây thực dân...giải phóng quê hương thì…càng nghĩ càng…kinh!

Linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà xuống đường: Đến Ban Tôn giáo Chính phủ


JB Nguyễn Hữu Vinh - Thời gian qua, việc đập phá tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà được nhà cầm quyền Hà Nội khẩn trương tiến hành bất chấp những lá đơn khiếu nại của linh mục, tu sĩ, giáo dân đã gửi đi khắp nơi nhưng các cơ quan công quyền câm như hến.

Cũng cần nhắc lại điều này dù đã nhiều người biết: Năm 1828, Dòng Chúa Cứu thế mua khu đất tại Nam Đồng, Hà Nội với diện tích hơn 61.000 mét vuông để kiến thiết một Tu viện tại đây nhằm phục vụ người nghèo theo linh hướng của Dòng. Từ đó, tu viện được xây dựng sau một số năm đến 1931 tạm hoàn thành với các nhà ba tầng, nhà phụ trợ. Kể từ đó, Dòng Chuá Cứu thế Hà Nội hoạt đông liên tục cho đến nay.

HIẾN PHÁP, TÊN NƯỚC VÀ CHIẾC MẶT NẠ CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

Icon_Symbols_ĐCS_Hiến Pháp 1946

Bài sao chép từ google cache
Ngồi điểm lại, hầu hết những cái tên nước mỹ miều đều là tấm mặt nạ che đậy cái thú tính của chính khách hòng mỵ dân để kiếm ăn, và kiếm danh.
Sau khi hoàn thành các cuộc cách mạng vô sản tắm máu, hầu hết các chính khách theo con đường của Lenin vạch ra đều đặt cái tên nước rất mỹ miều, để che đậy tham vọng thú tính của mình.
Đứng đầu là anh cả đỏ Trung Hoa, Mao đã đặt cái tên có chữ nhân dân, để thể hiện con đường đi của mình là theo con đường tam dân của Tôn Dật Tiên sao chép từ nước Mỹ. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nghe rất đẹp, rất vì dân, của dân, và do dân, nhưng trải qua hơn 60 năm qua, Trung Hoa chưa bao giờ là một chế độ vì nhân dân, của dân và do dân.

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?

Báo Tổ Quốc
Ngày 27 tháng 5, 2013, có bản tin ngắn tựa đề: “ Ông Tập Cận Bình: Quan hệ với Mỹ đang ở ‘bước ngoặt quan trọng’ ”. Đó là lời nói của trùm tàu cọng Tập Bình với Cố vấn An Ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon trong phiên họp ở Bắc Kinh.
Ngày 28/5/2013, bản tin kế tiếp ghi: “ Mỹ kêu gọi thắt chặt quan hệ quân sự với Trung Quốc. “  Tom Donilon đáp ứng Tập Bình, “ Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Tom Donilon ngày hôm nay tuyên bố hai bên nên tăng tiến những hoạt động quân sự “ phi truyền thống ”, như gìn giữ hòa bình, chống hải tặc, và cứu trợ thiên tai.

HƠN CẢ MỘT CON VẸT

Đặng Chí Hùng


Loài người thường nuôi vẹt để làm cảnh nhưng mục đích chính là để cho nó nhai lại những lời người chủ nói. Loài vẹt không có trí thông minh để sáng tạo, nhưng về khả năng nhại lại tiếng người, nó là bậc thượng thừa trong số các loại thú vật.

Nhưng ở thế kỷ 21 này, ở nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản tự cho mình là “quang minh và lỗi lạc” thì đã xuất hiện nhiều con vẹt không những chỉ biết nhai đi nhai lại những điều vô nghĩa. Mà ở nước Việt Nam còn xuất hiện cả những con vẹt biết lảng tránh câu hỏi của người khác. Có thể cho rằng đây là bước tiến hóa mới của loài vẹt mang hình dáng con người. Ở Việt Nam dưới thời cộng sản, những con vẹt đó xuất hiện nhan nhản và ông Darwin có sống lại cũng không thể ngờ nổi. Một trong những con người mang trái tim và cái đầu của một con vẹt đó là Phạm Bình Minh , đương kim Bộ trưởng bộ ngoại giao nhà nước cộng sản.

Nguyễn Văn Thạnh – Đề nghị cơ quan công an đảm bảo an toàn cho sự kiện phát bong bóng ngày 1/6/2013

Nguyễn Văn Thạnh
Tôi và nhóm bạn vừa gửi đơn đề nghị bảo đảm an ninh cho việc phát bong bóng 1.6.2013 về. Hy vọng lãnh đạo công an TP Đà Nẵng sẽ bảo đảm trị an tốt cho công dân sinh sống, thực hiện các quyền của mình.Nếu ngày đó lộn xộn xảy ra, côn đồ giả danh an ninh hoàng hành, nhân viên an ninh lạm quyền thì chứng tỏ lãnh đạo công an TP không bảo đảm được công việc dân giao, không xứng đáng tiền thuế mồ hôi nước mắt dân đóng. Mong các bạn theo dõi tin tức ngày 1.6 tới

Không thể bỏ điều 4, nhưng có thể bỏ tất cả những điều còn lại

Icon_Symbols_ĐCS_Hiến Pháp 1946

Từ đầu năm đến nay, sau khi nhà nước nổi hứng mở đợt Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, người dân khá ngỡ ngàng. Lạ thật, bản Hiến Pháp 1992 đang là một thứ bùa khá tốt, đảm bảo cho “Đảng ta” một vị thế mà có mơ bảy đời, thì Tổng thống Mỹ Obama cũng không bao giờ có được, có tu mười đời, thì Tổng thống Nga Putin cũng chẳng bao giờ dám mơ tới, chưa nói mấy ông tổng thống “lặt vặt” ở các nước nhược tiểu cỡ Thái Lan hoặc Australia… Tất cả là nhờ ở Điều 4 của cái gọi là Bản Hiến pháp 1992 mà một số tờ báo đã ghi sai chính tả thành Hiếp pháp.

Dân với đại biểu quốc hội ư? Còn cách xa nhau lắm …

Icon_ĐCS_Quốc Hội1

Chuyện cũ kể lại thôi. Đôi khi cái khó khăn nhất lại đến từ phía bạn không ngờ tới. Bạn hăm hở viết thư gửi cho người đại diện của bạn, mọi việc viết thư, dán phong bì xong xuôi, chỉ mỗi việc điền cái địa chỉ của người đại diện cho bạn là xong. Cứ tưởng anh Gúc gồ là nhất, gõ một nhát là sao Hỏa cũng hiện ra ngay cho bạn. Thế mà riêng cái địa chỉ của các đại biểu quốc hội Việt Nam, thì đến anh Gúc gồ cũng bó tay.com

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp thủ tướng CSVN ở Singapore

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, bên lề Đối thoại Shangri-La khi cả hai đến Singapore dự diễn đàn an ninh khu vực bắt đầu từ Thứ Sáu,  31 tháng 5, 2013.

Hãng tin Bloomberg cho hay như vậy trong một bài viết phân tích về cuộc đối thoại sắp diễn ra trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày một dấu hiệu nguy hiểm hơn mà các nước cần biết thái độ của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel tham dự lễ tốt nghiệp của  các sinh viên Học viện quân sự West Point hôm 25 tháng 5 2013. Ông sẽ gặp thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore. (Hình: Ramin Talaie/Getty Images)
Khi Bộ trưởng Chuck Hagel còn phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, ông là một trung sĩ bộ binh trẻ tuổi có mặt tại chiến trường Việt Nam. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng là một Việt Cộng ở trong bưng. Bây giờ, ông Hagel là bộ trưởng quốc phòng sau một thời gian làm nghị sĩ. Còn ông Dũng thì leo lên được ghế thủ tướng của một nước cộng sản.

Các bà mẹ Thiên An Môn : Tập Cận Bình không phải là nhà cải cách

Sinh viên Hồng Kông diễn lại sự kiện Thiên An Môn trong cuộc biểu tình ngày 26/05/2013 nhân kỷ niệm 24 năm vụ thảm sát.
Sinh viên Hồng Kông diễn lại sự kiện Thiên An Môn trong cuộc biểu tình
 ngày 26/05/2013 nhân kỷ niệm 24 năm vụ thảm sát. (REUTERS/Tyrone Siu)

Thân nhân của các nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tại Trung Quốc, trong một lá thư ngỏ công bố hôm nay 31/05/2013, đã khẳng định tân Chủ tịch Tập Cận Bình « không phải là một nhà cải cách », ngược lại đất nước đang phải chịu đựng các chính sách phản tiến bộ.

Tổ chức « Các bà mẹ Thiên An Môn » khẳng định : « Chúng ta đang chứng kiến cụ thể những bước tụt hậu khổng lồ về phía chủ nghĩa mao-ít chính thống ». Hiệp hội đấu tranh cho nhân quyền đặt trụ sở ở nước ngoài, có 123 thành viên, luôn đòi hỏi không ngơi nghỉ công lý và sự thật về vụ tàn sát các sinh viên tham gia phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn.

Đối thoại Shangri La: Việt Nam tố cáo những hành động biểu hiện sức mạnh đơn phương trong vùng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực -  Đối thoại  Shangri-La  tại Singapore ngày 31/05/2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực – Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 31/05/2013.
REUTERS/Edgar Su
Hôm nay, 31/05/2013, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực -  Đối thoại Shangri -La, được tổ chức tại Singapore. Chủ đề chính của bài diễn văn đề dẫn là “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương.”

Dư luận trong và ngoài nước lên án Việt Nam bắt giữ blogger Trương Duy Nhất

Vân Quang thực hiện
Một ngày sau vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại Đà Nẵng và bị đưa ra Hà Nội, tổ chức bảo vệ tự do báo chí, Phóng viên Không biên giới đã ra thông cáo nhận định « Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất đặc biệt đáng quan ngại vì điều này thể hiện thái độ cương quyết của chính quyền (Việt Nam) truy bức và kết tội tất cả những tiếng nói đối lập », đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam « trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trương Duy Nhất, đồng thời chấm dứt mọi hành vi truy bức vô cớ ».
Theo RSF, hiện có 33 blogger và công dân mạng Việt Nam đang bị giam giữ trong nước. Ngày 23/05/2013, tòa phúc thẩm tại thành phố Vinh giữ y án từ 4 đến 13 năm tù với các blogger Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dũng và Trần Minh Nhật.

Bước Đi Chia Rẽ Của TC


trungcong
Tác giả : Vi Anh
Hai lãnh tụ Trung Cộng, kẻ đi Âu, người đi Mỹ, đường đi nước bước nào của họ cũng có “ý đồ” chia rẽ trong và ngoài các nước sở tại. Thủ Tướng Lý khắc Cường đi Đức dùng tương quan kinh tế trội yếu với Đức để chia rẽ liên minh chánh trị Liên Âu. Suy luận tương tự và một vài lời tuyên bố của Cố vấn an ninh của TT Obama đang ở Bắc Kinh đang chuẩn bị nghi thức nghinh đón và chương trình làm việc của lãnh đạo hai nước cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình cũng đi những nước bước chia rẽ Mỹ khi công du Mỹ. Phân hoá chánh trị xã hội Mỹ bằng cách chia rẽ hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ trong cuộc bầu cử Quốc Hội và chia rẽ người Mỹ Á châu Thái Bình Dương với chánh quyền Mỹ khi Mỹ và TC giải quyết tay đôi vấn đề Biển Đông.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nguyễn Ngọc Già - Làm sao để biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh thành công?

Nguyễn Ngọc Già

Kể từ cuộc biểu tình năm 2007, nhiều nhân vật nổi tiếng đã và đang bị vô hiệu hóa, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon với án tù nhiều năm, cho đến LS. Lê Quốc Quân đang bị tạm giam; người con gái bé nhỏ nhưng kiên cường Phạm Thanh Nghiên đã ra khỏi tù nhỏ cũng vì biểu tình tại gia, hoặc đạo diễn Song Chi phải tị nạn chính trị tại Na Uy cũng vì "tội" xuống đường chống bành trướng Bắc Kinh, cũng như trường hợp Paulus Lê Văn Sơn - một biểu tình viên, vừa trải qua phiên phúc thẩm với những thanh niên Công giáo mà án tù của họ đang tạo làn sóng giận dữ của dư luận.
Nhiều người khác bị o ép, theo dõi và gây khó khăn, hay bị hành hung thô bạo kèm theo bị sỉ nhục nghiêm trọng như Trần Thị Nga mới đây, đặc biệt Bùi Thị Minh Hằng, từ một dân oan đã tự phát xuống đường cùng mọi người và hậu quả sau đó đối với chị là án tù 5 tháng không qua xét xử mà chị vẫn đang miệt mài theo đuổi đơn kiện Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch Tp. Hà Nội.

Một con đường cải tổ


Nguyễn Đắc Kiên - Lời dẫn
Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.

Cảnh báo: Blog “Một góc nhìn khác” đang bị dùng làm bẫy

Blog “Một Góc Nhìn Khác” trên facebook. Chủ trang blog này, Trương Duy Nhất, bị bắt khẩn cấp chiều 26 tháng 5-2013 ở Đà Nẵng và bị đưa về giam ở Hà Nội. (Hình: Internet).
Trang blog có tên “Một góc nhìn khác” của blogger Trương Duy Nhất đã hoạt động trở lại song đang được sử dụng như một cái bẫy đối với những người truy cập vào đó.

Blog “Một góc nhìn khác” bị đóng vào ngày 26 tháng 5, sau khi Công an Việt Nam khám nhà ông ở thành phố Đà Nẵng và đem về giam ở Hà Nội. Ông bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...” qua những bài viết liên quan đến thời sự chính trị, xã hội ở trong nước.

Tại sao Trung Quốc tỏ ra hung hăng trước ngày khai mạc Đối thoại Shangri-La ?

"...an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền Biển Đông sẽ là một trong các chủ đề chính được bàn thảo tại Đối thoại Shangri-La, hay Hội nghị an ninh Châu Á, để kềm chế sự hung hăng của Trung Quốc".

Khách sạn Shangri-La tại Singapore
Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại Singapore từ ngày 31/05 đến 05/06/2013. Đây là diễn đàn của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách về quốc phòng, an ninh và các chuyên gia, học giả các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trao đổi thẳng thắn về tình hình các vấn đề khu vực và quốc tế, định hướng chiến lược về những vấn đề có tác động đến an ninh khu vực, thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin... Đây cũng là dịp để các nước bày tỏ quan điểm về chính sách quốc phòng, an ninh của mỗi nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, sẽ là người phát biểu chính trong buổi lễ khai mạc ngày 31/05.

Căng thẳng gia tăng gần bãi san hô Cỏ Mây trên Biển Đông

(Reuters) – Một dương vận hạm mắc cạn nằm chênh vênh trên một bãi san hô hẻo lánh có thể sẽ là nơi có cuộc đối đầu sắp tới ở vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc và năm quốc gia khác đang có cuộc tranh chấp biển đảo gay gắt.

Chính phủ Philippines hiện đang cáo buộc Trung Quốc là xâm phạm lãnh thổ mình sau khi ba tàu Trung Quốc, kể cả một hộ tống hạm, tiến đến khu vực chỉ cách năm hải lý nơi có chíêc tàu vận tải mà Manila cố ý cho ủi lên bãi năm 1999 để đánh dấu lãnh thổ mình.

Tấm hình do chính phủ Phi Luật Tân công bố hôm 23 tháng Năm, 2013 cho thấy chiếc tầu BRP Sierra Madre, được làm cho Hoa Kỳ năm 1944, và đến năm 1976 chính phủ Phi Luật Tân đã mua lại để xử dụng trong vùng bãi San Hô Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trường Sa. (Hình: AFP/Getty Image)

79% ý kiến muốn bỏ điều 4 Hiến pháp 1992



VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Trong ngày khai mạc quốc hội hôm 20 tháng 5, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã báo cáo rằng tính đến ngày 30 tháng 4, có 26 triệu lượt ý kiến góp ý của người dân, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức. Ông Phan Trung Lý cũng đã gửi cho các đại biểu quốc hội một bản dự thảo mới và tuyên bố rằng: “ý kiến chung của nhân dân đều tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố.” Nói cách khác, theo ông Phan Trung Lý thì các nội dung góp ý không có gì khác với bản dự thảo lúc đầu.

Ts. Nguyễn Quang A: VN đang thế này mà vào HĐNQ là rất hổ thẹn cho LHQ

VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Vấn đề quan trọng của nhà cầm quyền cs VN hiện nay là cải thiện tình hình nhân quyền để có thể được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và gia nhập vào Hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng, nhân quyền tại VN không những được cải thiện mà còn vi phạm nặng nề hơn thể hiện qua phiên tòa sơ thẩm của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16.05.2013 vừa qua, tại tòa án tỉnh Long An.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản án rất nặng 8 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Nguyên Kha và, 6 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Phương Uyên nhằm mục đích đe dọa và ngăn cản những tiếng nói đấu tranh ôn hòa của các bạn trẻ trong nước, thì điều này sẽ không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.

LÀNG BLOGGER VIỆT: DỜI NHÀ, DỠ NHÀ, CHUYỂN NHÀ, ĐÓNG CỬA TẠM THỜI

TTX VỈA HÈ ANH BA SÀM THÔNG BÁO DỜI NHÀ 
ĐỊA CHỈ MỚI: basam.info
THỜI GIAN: TỪ 1 THÁNG 6 NĂM 2013

Từ 1 tháng 6, Ba Sàm sẽ dọn về nhà mới, ở địa chỉ:www.basam.info

Đây là một trang web được xây trên nền WordPress, với giao diện cũ để độc giả không cảm thấy bỡ ngỡ khi vào nhà mới.

Đến nay, dù đã đã làm nhiều cách để giành lại quyền kiểm soát blog Ba Sàm nhưng chúng tôi chưa thật sự yên tâm về khả năng tự vệ của WordPress, cho nên chúng tôi quyết định làm một trang web mới, có khả năng tự vệ tốt hơn.

Như quý vị đã biết, trong 5 năm qua, trang Ba Sàm đã bị tấn công ba lần. Lần nặng nề nhất là cách nay khoảng ba tháng và mục tiêu có lẽ vừa là tiêu diệt blog, vừa làm những người thực hiện trang Ba Sàm nản lòng, bỏ cuộc.

HAI NGÀY NAY, BÀ CON DÂN OAN CÁC TỈNH LẠI KÉO ĐẾN TRỤ SỞ TIẾP DÂN

Hai ngày nay, (29 & 30.5 - 2013). bà con dân oan các tỉnh tiếp tục kéo về trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước để đòi hỏi được giải quyết các vụ việc liên quan đến khiếu kiện đất đai.

Dưới đây là hình ảnh trên FB của Cụ bà Lê Hiền Đức - người có mặt trong cả hai ngày nay tại trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm - Quận Hà Đông - Hà Nội.

Ngày 29.5.2013: - Ảnh và lời FB Lê Hiền Đức

  Dan oan Nam dinh doan ket :quyet tam chien dau den cung de vach mat bon quan tham o tinh Nam dinh.

Ước mơ đẹp nhất của tự do là quyền làm người


Le Nguyen (Danlambao) - Dứt bỏ bổng lộc, tháo gỡ ràng buộc từ lề đảng để mở trang blogMột Góc Nhìn Khác nhằm được tự do phóng bút, làm chủ ngòi bút là hành động đáng khen bởi không nhiều người làm báo lề đảng can đảm từ bỏ tất tật quyền lợi để trở nên đầy đủ hơn với ý nghĩa tự do, không phải là chuyện dễ dàng gì... và tài năng làm báo tương đối của Trương Duy Nhất, Một Góc Nhìn Khác đã nhanh chóng thu hút được một số lớn bạn đọc hâm mộ truy cập, dù Duy Nhất chỉ dám tự do “nhìn” khác ở một góc giới hạn nào đó chứ chưa dám tự tiện có cái “đầu” khác với “đầu đảng” như nhận xét của cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc. Điển hình là nhận định khách quan của Đàm Mai Đạo, có gần ba mươi năm làm người cộng sản nói về chủ nhân của trang blog Một Góc Nhìn Khác:

Hiến pháp sửa mà không chữa là phá


Phạm Trần (Danlambao) - Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ để lại vết nhơ trong lịch sử nếu Hiến pháp mới không theo ý dân mà theo lệnh đảng vì “sửa mà không chữa là phá chứ không xây” gì cả.

Những lý do sau đây đã dẫn đến kết luận bi quan như thế:

Thứ nhất, cuộc lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 lần thứ nhất từ 2/1 đến 31/3/2013 đã chứng minh mất tiền toi vì đã tổ chức vội vã, hình thức và phần lớn người dân không có thời giờ đọc và nghiên cứu để hiểu về tầm quan trọng của văn kiện. Cũng không có ai giải thích cho dân biết sự góp ý của họ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bản thân, của con cháu họ và của đất nước sẽ ra sao. Vì vậy, hầu hết người dân lao động và nông dân, chiếm đa số trong 90 triệu dân, đã nhắm mắt ký cho xong để không bị phiền toái.

Bắc Kinh dùng Okinawa để gây sức ép với Nhật về Senkaku/Điếu Ngư

Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (DR)
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (DR)

Trong một động thái thách thức chủ quyền của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhân chuyến công du Đức vừa qua, đã nhắc lại một số nội dung trong tuyến bố Potsdam năm 1945 cũng như tuyên bố Cairo năm 1943, liên quan đến vấn đề lãnh thổ Nhật.

Chủ nhật, 26/05, khi tới thăm Potsdam, nơi mà các nước đồng minh, vào năm 1945, họp hội nghị và đưa ra các điều kiện buộc quân đội Nhật Hoàng đầu hàng, ông Lý Khắc Cường tuyên bố là Bắc Kinh « không cho phép bất kỳ ai phá hoại hoặc chối bỏ trật tự hòa bình » được thiết lập từ sau đệ nhị Thế chiến.

Sẽ còn đổi luật chơi

Có bữa trong một dạ tiệc nhà thơ người Nga Lermontov cao hứng chế nhạo một sĩ quan khác trong quân đội Nga hoàng, vì ông kia mặc bộ đồng phục diêm dúa quá đáng. Hai bên cãi nhau, trước mặt một người đẹp, cuối cùng biến thành một vấn đề danh dự, phải giải quyết bằng một cuộc đọ súng.

Hai năm trước, Lermontov đã từng thách đấu súng người con trai của vị đại sứ Pháp ở St. Petersburg, và bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Hình như ông muốn thử sống thực một cảnh đấu súng ông đã mô tả trong tác phẩm “Một anh hùng thời đại chúng ta.”

Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Berlin - Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:

Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:

"Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.

Sau Trương Duy Nhất sẽ là ai?

Song Chi 
Trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài viết, các comment trả lời độc giả hoặc chứng tỏ qua bài viết, thái độ sống rằng blog của Trương Duy Nhất không thuộc về lề trái, Trương Duy Nhất không phải là nhà đấu tranh dân chủ, không cổ xúy cho việc lật đổ chế độ. Rằng Trương Duy Nhất mổ xẻ cái sai cái xấu của hệ thống, của các nhân vật cao cấp trong bộ máy đảng, nhà nước cũng ngang bằng với việc sẵn sàng chửi thẳng những kẻ chống cộng cực đoan và dân chủ giả hiệu. Rằng Trương Duy Nhất không thuộc về bất cứ một tổ chức đảng phái chính trị nào, không tham gia bất cứ hoạt động nào dù chỉ là ký tên, kiến nghị gì đó, rằng những bài viết chỉ là trình bày “một góc nhìn khác” nhằm có ý xây dựng làm cho cái hệ thống chính trị này, xã hội này tốt đẹp hơn v.v…

Trang blog của Trương Duy Nhất đe dọa chế độ?

Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông Lê Hiếu Đằng có trả lời hãng truyền thông BBC Việt ngữ là việc bắt bớ này là một hành động nhằm trấn áp những người yếu bóng vía của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một bài tường trình của Mặc Lâm, RFA, về vụ việc này các ông Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến có uy tín và Phạm Chí Dũng một nhà báo tự do từng bị bắt vào năm ngóai, lại bán tín bán nghi về việc tranh chấp phe phái đã dẫn đến việc ông Nhất bị bắt, và cái nguyên nhân trực tiếp là việc ông Nhất tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo chính trị Việt Nam trên trang blog của mình. Trên không gian mạng thì luồng ý kiến đa số là ông Nhất bị rơi vào vòng xóay của cuộc tranh chấp phe phái.

Hoa Kỳ khẳng định tôm Việt Nam được trợ giá


REUTERS

Hãng tin AFP đưa tin, theo kết luận điều tra sơ khởi của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được công bố hôm qua 29/05/2013, thì các nhà nuôi tôm của Việt Nam và bốn nước khác xuất khẩu sang Mỹ, đã được Nhà nước trợ giá, và như vậy sẽ bị đánh thuế hải quan.

Cuộc điều tra sơ khởi này đã khẳng định tôm nuôi xuất khẩu sang Mỹ có xuất xứ từ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã được Nhà nước trợ giá bất hợp pháp – như những nhà nuôi tôm Mỹ đã tố cáo.

Quyền Biểu tình của công dân


Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.

Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem... Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

Kính gửi ông Cả Trọng và bà Phó Doan: Video kinh hoàng dưới mái trường XHCN


Sự thật việc nữ sinh luôn bị bạn gái “làm nhục”

Gần đây, cộng đồng mạng đang truyền đi với cấp số nhân những clip nữ sinh bị đánh hội đồng, lột áo, bắt quỳ xin lỗi, nhục mạ hay hãm hại một cách phi nhân tính…

Phẫn nộ clip nữ sinh Phú Thọ bị đánh trong nhà vệ sinh

Ngày 28/5, clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau, làm nhục bạn trong nhà vệ sinh trường học đã được đăng tải trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Theo thông tin ban đầu, clip được cho là quay tại một trường THCS thuộc tỉnh Phú Thọ, nạn nhân học lớp 9.

Phúc quyết Hiến pháp chuyện buồn mà cười


Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai
Courtesy Vietnamnet
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.

Biển của mình sao phải sợ Trung Quốc


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4. Thanh Quang, phóng viên RFA
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông noí: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân…
Photo:TTO/infonet
Trong những ngày qua, Trung Quốc xúc tiến hành động xâm lấn lãnh hải của Việt Nam mà nạn nhân trực tiếp ngay trong lúc này không ai khác hơn là ngư dân Việt. Trong khi đó, giới cầm quyền Việt Nam đã bảo vệ ngư dân ra sao, và ứng phó với hành động ngày càng ngang nhiên và mạnh mẽ này của phương Bắc như thế nào.