Pages

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

CSVN CÓ THỂ SẼ MỞ MỘT CUỘC TRỪNG PHẠT LỚN



Sau 3 tháng phát động phong trào sửa đổi Hiến pháp 1992, vốn là bản hiến pháp mà Đảng CSVN tự cho mình quyền thống trị đất nước và dân tộc Việt Nam vĩnh viễn, bất ngờ một lượng người đông đảo ký tên đòi thay đổi điều đó, đó là điều 4 trong Hiến Pháp, đã khiến cho Nhà cầm quyền khó chịu và run sợ. Vốn tự mãn với quyền lực tuyệt đối của mình, Hà Nội không tin rằng có một lượng người đông đảo như vậy phủ nhận mình, nên trước tình hình hiện tại, các mặt của truyền thông Nhà nước đã được lệnh phát đi các luận điệu cho rằng những cá nhân hay nhóm người nào đòi hủy bỏ Hiến Pháp là đang âm mưu chống lại chế độ.

Trong một bài phát biểu của mình tại Vĩnh Phúc, được trực tiếp truyền hình cho cả nước, mà quý vị đang theo dõi phần trích dẫn, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lên tiếng công kích những người đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp. Trong phần phát biểu này, Trọng nói rằng những kẻ muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp là những kẻ suy thoái về đạo đức và cần xử lý. 
Ngay sau phát biểu của Trọng cũng như chiến dịch này của Hà Nội, một làn sóng phản ứng và chỉ trích chế độ lại rộ, lời nhẹ thì nói rằng Trọng không có tư cách nói với nhân dân Việt Nam, lời nặng thì cho rằng phong trào khuyến khích dân chúng góp ý sửa đổi hiến pháp của CSVN là một trò hề và lừa bịp dân chúng. Tuy nhiên, phát biểu này của Trọng đang dự báo một cuộc trừng phạt lớn của chế độ nhằm vào những người đang không muốn Đảng CS lãnh đạo đất nước.
Điều này cũng trùng hợp với thông tin hành lang mà giới tranh đấu dân chủ ở miền Bắc loan đi, cho rằng mật vụ của chế độ đang chuẩn bị hàng loạt các hồ sơ để bắt bớ, sách nhiễu những ai mà họ đang cho là mầm mống nguy hiểm cho tồn vong chế độ. Đảng CSVN đang trọng giai đoạn cùng quẩn nhất, đặc biệt là với phong trào thoái đảng đang ngày càng một lan rộng, thậm chí đòi thay đổi chế độ ngay từ trong chính đảng viên. Và vì chính như vậy, người ta đang dự đoán rằng trong tình huống này, các kiểu đàn áp công khai hay bí mật một cách tàn nhẫn nhất sẽ được áp dụng để bảo vệ chế độ.  Hiện tại đã còn gần 6000 người ký tên công khai đề nghị đa đảng, và một tập hợp sinh viên Luật đưa thư ngỏ đề nghị không thu hẹp thời gian lấy ý kiến thay đổi hiến pháp.

Không có nhận xét nào: