Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Ai mượn gió bẻ măng?


Tác giả: Tudo4VN
Xã hội loài người luôn thăng tiến, những gì 200 năm trước có thể tưởng rằng đúng nhưng nó đã sai ngày hôm nay, xã hội cũng vậy, xã hội Cộng sản tưởng rằng đúng nhưng nó đã bị chính đảng CS nơi nó sinh ra huỷ bỏ đi,  tư tưởng của con người cũng vậy, tư tưởng con người phát triển theo thời đại mới, chúng ta không thể giử chắc mà không thay đổi cho phù hợp với xã hội loài người. Xã hội nào cũng vậy không ngoại trừ xã hội Việt Nam, thấy người ta xâu thì phải biết phát triển tốt hơn người ta, chẳng lẽ người ta “ăn cức mình cũng ăn cức theo” và tự biện hộ rằng họ cũng “ăn” thì mình cũng “ăn” được? đó là chuyện bình thường ư?.
Vẫn những luận điệu củ rích xưa và nay của nhà cầm quyền Việt Nam và đảng CSVN, rõ ràng cơ chế của đảng CSVN và chính quyền VN đẻ ra tham nhũng, giấu diếm tham nhũng bao che cho tham nhũng, vậy mà họ cứ nói và tự biện hộ rằng nước nào cũng có tham nhũng nào phải chi Việt Nam hay đảng CSVN,

Rõ rằng cơ chế nhà nước CHXHCN Việt Nam độc đoán, chỉ có đảng CSVN là đảng lãnh đạo và độc quyền lãnh đạo qua điều 4 hiến pháp. Trong tất cả mọi lãnh vực kinh tế chính trị và quân sự, tất cả đều phải là đảng viên đảng CSVN lãnh đạo! luật pháp đặt ra dành cho đảng CSVN mà thôi, chính vì vậy ai là người có thể tham nhũng được? ai là ngưởi “cả gan” làm chuyện đó mà không bị tội? hay chỉ có những con tốt bị thí, nhưng “ông” thì không, chuyện tham nhũng ở VN không phải bây giờ mới có, mà nó có rất nhiều năm nay, vậy mấy chục năm nay ai đã tham nhũng? có ai không bị phát giác không?,  Ai bao che tội phạm tham nhũng bấy lâu nay? chẳng lẽ bà bán cá bán tôm bao che? phải có thế lực trong đảng và trong chính phủ mới có thể làm chuyện đó! chuyện không nhỏ, chuyện rất to! tham nhũng hằng trăm ngàn tỷ chứ nào phải là một vài trăm triệu? chuyện làm ăn của các tập đoàn nhà nước thì phải có người của tập đoàn nhà nước,  mà ai là người làm chủ tập đoàn nhà nước đó? chẳng lẽ chính phủ không dòm ngó? chính phủ không quyết định? đảng không biết sao? chắc chắn biết! chính phủ biết? biết nhưng tai sao vẫn làm ngơ? biết nhưng tai sao lại im lặng? thật buồn cười khi cho rằng đảng và nhà nước không dính gì tới chuyện tham nhũng. Chống tham nhũng mà lại không nhìn ra bản  chất của tham nhũng từ đâu ra thì làm sao mà chống?.
Không một ai làm ăn lớn ở VN có tài sãn lớn mà không có quan hệ với giới quyền lực của đảng CSVN. Không ai có thể “móc” được tiền của nhà nước qua các “đầu tư” tầm cở quốc gia mà không có sự bao bọc của giới “có quyền”, ai có quyền lực? thật ngây ngô khi cho rằng tất cả chỉ có một vài ai đó có quyền lực làm mà không phải cả một hệ thống, hệ thống này bao gồm các bộ các ban ngành dính tới, có các ban ngành chẳng lẽ lại không có các “ông” bí thư biết? xem ra con “bạch tuộc” này to à! không hiểu nguồn gốc con bạch tuộc này ở đâu ra?
Một xã hội kỷ cương pháp luật nghiêm minh thì sự vi phạm pháp luật  sẽ bị bắt ngay từ khi nó phạm tội, tất cả những con sâu to lớn dần đến trở thành bạch tuộc có ngàn vòi chỉ có thể có ở một xã hội nơi mà luật pháp bên trọng bên khinh, bên bênh bên phạt, nơi mà luật pháp còn dành quyền hạn cho một ai đó và cho một đảng phái độc trị, chính ở nơi đó mới có bất công, chính nơi đó mới xãy ra tham nhũng phá hoại đất nước, chính cái quyền hạn “tối thượng” đó nãy sinh ra độc tài quyền lực, chính cái quyền hạn “tối cao” đó nó xãy ra áp bức, nguồn gốc từ đó.
“Mượn gió bẻ măng” gió đó là gió gì? măng đó là măng gì?
Mượn gió chính là mượi oai hùm “nhân dân”, ngọn gió lớn nhất chính là “Nhân dân” mà đảng CSVN luôn sử dụng hai chử nhân dân, nhưng dường như trong họ không có “nhân dân”! Nhân dân có thể là một người, có thể là nhiều người, tiếng nói của một người vẫn là nhân dân, tiếng nói của nhiều người cũng là nhân dân, người dân lên tiếng nói hầu như đảng và nhà nước hoàn toàn không chú ý đến, tiếng nói của Cù Huy Hà Vũ, của Cha Lý, của Điếu cày, của bà mẹ Đặng Thị Kim Liêng, của bà Tạ Phong Tần, tiếng nói của các nhân sĩ trong nước lên tiếng vì đất nước, vì sự tồn vong của đất nước, cho đến giờ chính những nhân sĩ này lại bị cho là chống đảng, một chính quyền vì dân vì nước thì phải lắng nghe tiếng dân, cho dù họ có nói đến chuyện bỏ đảng cũng chẳng phải là tội, bởi đó là tiếng nói của tự do dân chủ! tại sao đảng không chứng minh đã làm theo ý nhân dân? nhưng không, đảng CSVN và chính quyền lại cho đó là sự cản trở gây nguy hiểm cho đảng, chính đảng CSVN và nhà nước lợi dụng “gió-Nhân Dân” mà thôi.
Bẻ măng, măng là thực phẩm, là quyền lợi, đảng CSVN đã mượn gió bẽ măng, họ đã bẻ măng quyền lực, bẻ măng cho đảng, cho cái quyền lợi mà đảng phải có. Đảng CSVN đã dùng mọi quyền lực dành cho mình quyền lực tối thượng, quyền lực tối cao, ngoài đảng ra bất cứ ai dành lấy “măng” sẽ bị buộc cho cái tội “lật đổ nhà nước” mà thực chất là lật đổ quyền lực của đảng, nó đụng chạm đến quyền lợi tối thượng của đảng, nó nói lên ý nghĩa nào phải đảng vì nhân dân.
Ở một quốc gia độc tài đảng trị như Việt Nam ta, cơ quan nào có quyền lực kiểm tra đảng? ngành hành pháp nào có thể kiểm tra tài sản của đảng? ai có thể kiểm tra chuyện đảng CSVN làm gì? ai có thể kiểm tra hoạt động của đảng có vi phạm luật nước không?  không có! hoàn toàn không có. Chính đây là một nhược điểm của VN, một khi không có cơ quan hành pháp nào kiểm tra được đảng, đảng đó sẽ “lộng hành” sẽ gian dối sẽ dùng quyền lực thâu tóm quyền lợi quốc gia, vì thế quốc gia cần có một nhà nước có TAM QUYỀN PHÂN LẬP, quốc gia cần toàn thể nhân dân cùng mọi đảng phái đóng góp vào xây dựng đất nước một cách công bằng và tôn trọng pháp luật,
Tại sao đảng CSVN vẫn sợ con đường cùng với các đảng phái khác vận hành liều lái quốc gia? tại sao đảng CSVN vẫn ngăn cản tiếng nói tự do dân chủ và nhân quyền? con đường phát triển xã hội đòi hỏi mọi công dân phải có tự do dân chủ và có nhân quyền, chính điều này sẽ làm cho nhân dân mạnh dạn hơn, tham gia tích cực đóng góp vào xã hội, nó sẽ làm cho đảng mất đi cái quyền lợi “mượn gió bẻ măng” hay nói một cách khác họ sợ mất “nhân dân”, mất đi cái quyền tối thượng, nhưng nó phải là con đường đi của VN.
Đất nước cần phát triển, đất nước cần giầu mạnh để giử gìn đất nước, đảng CSVN thống trị bao nhiêu năm qua đã mang lại gì cho nhân dân và tổ quốc ngày hôm nay?, ngoài thì giặc xâm lăng, trong thì tham nhũng lộng hành, đảng độc quyền và độc tài, đến nay thì đảng ra sức thi hành “nghị quyết 4″, nhân dân không cần cái “nghị quyết 4″ bởi cái nghị quyết này dành cho đảng, dành cho các đảng viên đảng CS, nó chẳng ăn nhập gì với đời sống của người dân, cái mà nhân dân cần chính là TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN,
Quốc gia cần chuyển hướng, bất cứ ai không nhìn thấy nhân dân cần chính là TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN là đã lạc hậu, là đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, là phá hoại sự phát triển đất nước. Đảng CSVN phải bị khai trừ khỏi xã hội Việt Nam nếu nó đi ngược lại quyền lợi dân tộc và tổ quốc, nếu nó không nhìn thấy đất nước cần.
Tudo4VN.
___________________________
bài tham khảo:
Làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình”
Một kiểu “mượn gió bẻ măng”!
                QĐND – Chủ Nhật, 26/08/2012, 22:38 (GMT+7)
QĐND – Vẫn một luận điệu cũ rích, gần đây, một số trang mạng tiếng Việt đặt ở nước ngoài và đài, báo nước ngoài tiếp tục tung ra nhiều bài viết quy tội cho Đảng cộng sản “đẻ ra” tham nhũng, quan liêu, suy thoái… coi tham nhũng là hệ lụy tất yếu từ việc Đảng cộng sản lãnh đạo xã hội.
Một số bài đăng trên RFA tiếng Việt và các trang mạng có nội dung chống cộng đều phân tích mang tính quy chụp và suy diễn rằng: “Chính bản chất và cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “đẻ” ra tình trạng tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, mọi ngành”. Và ngay sau đó họ “hiến kế”: “Tự Đảng không thể gột rửa, xóa đi những yếu kém nội bộ, mà phải có những tác động ngoại lực từ các đảng phái khác”(!).
Đến đây thì người đọc hiểu rõ ý đồ của các bài viết này. Muốn chống tham nhũng tất yếu phải xóa bỏ nguồn gốc đẻ ra nó là Đảng cộng sản và cách duy nhất là thiết lập ở Việt Nam một cơ chế đa đảng đối lập.
Vậy đây là một cách trong muôn phương, ngàn kế để họ kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực hiện xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và toàn xã hội đã được xác định tại Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Suy cho cùng, đây chẳng qua cũng chỉ là một thủ đoạn “mượn gió bẻ măng” mà thôi!
Không khó để đưa ra dẫn chứng rằng, tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù cộng sản hay tư sản… Nói đúng hơn, tham nhũng không phải là vấn đề riêng của chế độ một đảng cầm quyền, cũng không phải là vấn nạn riêng của một quốc gia nào mà hiện đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Theo báo cáo “Tham nhũng toàn cầu năm 2011” của Tổ chức minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố ngày 1-12-2011 thì “Tham nhũng diễn ra ở tất cả 180 quốc gia tiến hành điều tra, với 2/3 quốc gia có tình trạng tham nhũng phổ biến. Theo tổ chức này, tham nhũng nghiêm trọng nhất là các nước:Afghanistan, Myanma, Somali, Iraq, Camaroon, Lybi, Nigeria, Senagal, Unganda… Đây là các quốc gia đang thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập. Cũng theo xếp hạng của Tổ chức minh bạch Quốc tế về tình hình tham nhũng (năm 2011) thì các quốc gia độc đảng không phải là những nước ở tốp “đi đầu” trong tham nhũng. Các nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Eritrea… đứng ở mức giữa (xếp hạng từ khoảng 80-120/ 180 quốc gia)… Còn chỉ số nhận thức về tham nhũng (chỉ số nhận thức càng cao thì tham nhũng càng thấp) của các quốc gia độc đảng và do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tổ chức này nhận xét là cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị.
Như vậy, luận điệu cho rằng “tham nhũng chỉ có ở những quốc gia do một đảng lãnh đạo, tham nhũng là “con đẻ” của Đảng cộng sản” là hoàn toàn không có cơ sở.
Còn nói về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác, thì Đảng ta – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện – đã kiên trì và kiên quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh cam go này trong suốt mấy chục năm qua. Ngay trong những ngày chính quyền còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo và chỉ rõ mối họa lớn từ tham nhũng. Người nói, “tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và Chính phủ” . Theo Người, “kẻ thù này khá nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, làm hỏng công việc của ta. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù có cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Người kết luận: “Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”…
Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,  hơn 80 năm qua, kể từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh chống “giặc nội xâm”. Nhất là những năm gần đây, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện dẫn đến tình trạng tham nhũng gia tăng hơn, phức tạp hơn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn và khẳng định “phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”. Đảng đã lãnh đạo Chính phủ, các ngành chức năng tăng cường cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí bằng hàng loạt các Nghị định, Chỉ thị mà điển hình là Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (29-11-2005).
Thời gian qua, hàng loạt vụ tham nhũng lớn đã và đang bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật bằng các bản án trừng phạt thích đáng. Theo báo cáo của Chính phủ trình Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): 5 năm gần đây, các cơ quan chức năng khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng, xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Cả nước có 652 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng…
Gần đây, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cùng với những bước triển khai đồng bộ, quyết liệt càng khẳng định thêm quyết tâm của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, việc quyết định Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ Chính trị; đồng thời lập lại Ban Nội chính Trung ương (thực hiện chức năng cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng) cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận, không thỏa hiệp với tham nhũng. Đó cũng là cơ sở để phủ nhận những luận điệu xuyên tạc mà những kẻ hiềm khích đã cố tình bịa đặt.
Nguyễn Tấn Tuân

Không có nhận xét nào: