Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f2/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n.gifHứa Hoành
Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.
Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.

Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người “bẻ ghi”, cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập “Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội”, là tiền thân của đảng CSVN.
1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại “Sô Viết Nghệ Tỉnh”, Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).
Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ.
Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã “quá tải”. Đây là chiến dịch “tổng ruồng, vét sạch” của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ.
Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,…chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940). Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt…) đã không tán thành.
Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc “chỉ điểm cho Pháp”, vì muốn “đảo chính” Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).
Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm “Tổng Bí thư Lâm Thời” (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,…mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.
Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương…được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là “rèn quân, chỉnh cán”, nào kiểm thảo,…
http://www.tienphong.vn/Cache/Tianyon/Thumbnail/48/149048.jpg Đồng chí Lê Duẩn và những người thân trong gia đình (1965) tại số 6 Hoàng Diệu HN.
Trong hình bà vợ cả Cao Thị Khê (thứ 3) và bà vợ hai Đỗ Thị Thúy Nga (thứ 5 bên phải sang).
Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh “cơm no bò cỡi”. Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : – Phân tán, chôn vũ khí, máy móc.
- Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo “làm cảnh”, để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.
Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào… Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội.
Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh – Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này “nhìn nhận” tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn “nghỉ dưỡng”.
Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4.
Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn “mãi lo làm cách mạng”. Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác.
Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS.
Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả “Viết cho Mẹ và Quốc hội”) vừ đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen.
Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như “dùi đục chấm mắm nêm”, lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới “động viên” cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để “vận động” song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc “vận động” bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn.
Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc “đồng chí Ba Duẩn cưới vợ”. Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô.
Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé…lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có “đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng…” Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình, như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,…
—————————
Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Tôi làm kinh tế tư nhân vì… ‘
Theo: Báo Tiền Phong
-
Trong chuyến đi tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ, tôi và Lê Kiên Thành đã có một cuộc “đàm đạo” về vai trò lịch sử của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ý kiến chúng tôi có nhiều chỗ đồng nhất, nhưng cũng có chỗ khác biệt.

Lê Kiên Thành nói: Vừa rồi trên báo Tiền Phong có một bài viết liên quan đến cha tôi, cả nhà tôi đều phản đối, khá gay gắt, nhưng tôi bảo: Tiền Phong là một tờ báo tôn trọng sự thật, tôi sẽ gặp anh Dương Kỳ Anh, Tổng Biên tập để trao đổi…
Sau chuyến đi ấy, Lê Kiên Thành chuyển cho tôi khá nhiều tài liệu, trong đó có cuốn tạp chí Xưa nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 281 (IV-2007) nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lê Duẩn.
Tôi chú ý đến bài “Qua một văn bản của Lê Duẩn ngẫm về những suy nghĩ của ông” của tác giả Đặng Phong. Đoạn mở đầu viết: Trong số tài liệu mà tôi tìm thấy trong phòng lưu trữ của Viện Kinh tế Việt Nam, có một văn bản mang tên “Đồng chí Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24”, thời điểm được ghi là 13/08/1975. Tài liệu in rô-nê-ô dày 14 trang.
Căn cứ theo lời văn thì thấy rằng đây là bản gỡ băng trực tiếp từ một bài nói của ông, nhằm chuẩn bị cho những cuộc thảo luận tại hội nghị Trung ương lần thứ 24. Câu đầu tiên của bài phát biểu: “Tôi phát biểu một số ý kiến để các đồng chí tham khảo trước khi đi vào thảo luận…”.
Bài viết của Đặng Phong khá công phu. Tôi chỉ xin trích vài điểm trong bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn. “Xưa nay miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật… Nay có được miền Nam là để chúng ta thấy lại cho rõ hơn nữa. Còn ta, chủ nghĩa xã hội nhưng chưa đi đúng quy luật xã hội chủ nghĩa của ta. Đúng mặt này, nhưng không đúng mặt kia…”.

Đồng chí Lê Duẩn và những người thân trong gia đình (1965)
“Tại sao người thợ ngoài này không bằng người thợ trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không bằng trong kia, anh trả lời làm sao? Đảng ta phải có trách nhiệm về những điều sai như vậy. Có thể vì chiến tranh, vì nhiều thứ, tôi đồng tình như vậy, nhưng trong đó, cũng có khuyết điểm của mình chứ không phải không có khuyết điểm đâu”.
Ở một đoạn khác, theo Đặng Phong chính Lê Duẩn đã đưa ra những gợi ý về phương hướng và chính sách kinh tế cho miền Nam và cho cả nước. Quan điểm của ông lúc đó là không nên vội vã tiến hành cải tạo đối với công thương nghiệp tư doanh. Còn về nông nghiệp, không nên cưỡng ép nông dân vào hợp tác xã.
Ông nói: “Miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức… Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ phải để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, phải cho nó phát triển phần nào đã. Phải để kinh tế mấy thành phần thì nông dân mới theo ta. Liên minh mới chặt chẽ. Bắt hợp tác hóa là không đúng, năng suất thấy xuống thì hỏng hết cả. Họ sẽ không theo giai cấp vô sản nữa. Không thống nhất được đâu.
Người nông dân làm ra những sản phẩm. Người ta muốn bán, nếu chúng ta không cho bán thì nông dân chọi lại với chúng ta, nguy hiểm lắm. Không thể được. Nếu chúng ta không có một hình thức kinh tế để kéo nông dân đi tới thì ta không thống nhất được. Vì vậy, Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn đầu này…”.

Tổng Bí thư Lê Duẩn và các con trai Lê Hãn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung (1978)
Thế nhưng, thực tế lại không đúng như vậy, ít nhất là trong 10 năm từ 1975 đến 1985. Tác giả Đặng Phong viết “Một người có vị trí hàng đầu trong Đảng, và có uy tín cao nhất nước vào lúc đó như Lê Duẩn, nếu đã có sẵn những tư duy kinh tế sáng suốt và đúng đắn như trong bài phát biểu kể trên thì tại sao vẫn không vượt qua được những rào cản của cả một bề dày tư duy cũ kỹ, bảo thủ, trì trệ mà chính ông đã coi là nguy hiểm lắm. Và thực tế đã dẫn tới những khó khăn và tổn thất không nhỏ của đất nước trong hàng thập kỷ sau đó?”.
Trong bài viết này, tôi không định đi sâu về những câu hỏi mà theo Đặng Phong “Còn là những thách đố đối với giới nghiên cứu”. Tôi muốn nói đến những vấn đề hiện nay, nói đến chính những suy nghĩ của Lê Kiên Thành.
Lê Kiên Thành sinh năm 1955. Lúc mẹ anh, bà Nguyễn Thụy Nga một cán bộ Hội phụ nữ Nam Bộ, quê ở Biên Hòa, Đồng Nai bước xuống con tầu tập kết ra Bắc, anh còn nằm trong bụng mẹ.
Bố anh, đồng chí Lê Duẩn xuống tầu lần ấy, đi cùng mẹ anh là để che “mắt” giặc. Tầu khởi hành, ông quay lên bờ, trở về Nam Bộ. Sau này, mẹ anh kể rằng, khi tạm biệt mọi người, ông ôm lấy đồng chí Lê Đức Thọ và nói “Anh ra thưa với Bác, 20 năm sau mới gặp Bác được”.
Theo Lê Kiên Thành đó là một lời tiên đoán thú vị. Đúng hai mươi năm sau, miền Nam mới được giải phóng, nước nhà mới thống nhất, non sông thu về một mối.
Lê Kiên Thành có hai bà mẹ. Mẹ đẻ của anh, bà Lê Thụy Nga sinh được 3 người con: Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành và Lê Kiên Trung. Mẹ cả, người Quảng Trị có 4 người con: Lê Hãn, Lê Minh Cừ, Lê Tuyết Hồng và Lê Thị Muội.
Những chuyện cảm động về gia đình anh đã được đăng trên báo Tiền Phong và một vài tờ báo khác. Câu chuyện giữa tôi và Lê Kiên Thành, là chuyện hôm nay.
Lê Kiên Thành
“Anh thừa hưởng ở bố điều gì?”.
“Tình thương người”.
“Chỉ có tình thương thôi ư?”
“Cả đời ông sống vì tình thương, thương người như thể thương thân, từ thương vợ, thương con, đến thương nhà, thương nước…”.
“Anh có nghĩ rằng, bố anh đã có những sai lầm, nhất là sau khi nước nhà thống nhất?”.
“Tôi đã chuyển cho anh bài viết của Đặng Phong… Tôi chỉ biết tin vào lịch sử!”.
“Anh không nối nghiệp bố làm chính trị, lại đi làm kinh tế, kinh tế tư nhân?”.
“Tôi nhập ngũ năm 1972. Năm 1973 đi học lái máy bay, học kỹ sư hàng không ở Liên Xô; năm 1977 về nước, từ đó đến năm 1983 tôi làm việc ở Viện Kỹ thuật Không quân, là kỹ sư hàng không. Cuối năm 1983 tôi sang Đúpna làm tiến sĩ…
Năm 1991, tôi làm ở công ty công nghệ vật liệu… Tôi chỉ được biên chế B mà thôi, nghĩa là không có lương biên chế… Năm 1994, tôi tham gia sáng lập Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tôi làm Chủ tịch Ngân hàng Techcombank đến năm 2004.
Hiện nay, tôi làm Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thiên Minh… Tôi đi làm kinh tế tư nhân bởi vì, tôi là con trai một người cộng sản, một người cộng sản đúng nghĩa nhất của từ này”.
“Nhiều người nói rằng, anh đã có một gia tài cả chục triệu đô la?”.
“Tôi mua nhà ở Phú Mỹ Hưng lúc giá còn rất rẻ, bây giờ bán ra mấy triệu đô…”.
“Anh đã thành công trong kinh tế, bây giờ mới nghĩ đến việc làm chính trị?”.
“Tôi tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa vừa rồi…”.
“Vì danh chăng?”.
“Không! Nếu vì danh tôi đã không làm. Về danh, sẽ không vượt quá cái danh là con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn”.
“Anh đã không trúng đại biểu Quốc hội, đúng không?”.
“Khi tự ứng cử, tôi biết 99% là trượt”.
“Thế mà anh vẫn ứng cử, vì sao vậy?”.
“Khóa tới, tôi lại tiếp tục ứng cử… Tôi muốn đóng góp một điều gì đó cho đất nước…”.
“Điều gì đó, là điều gì vậy?”.
“Chẳng hạn như, quy định 10% đại biểu Quốc hội ngoài Đảng là chưa thỏa đáng. Tôi muốn tỷ lệ này cao hơn… Trong chiến tranh giải phóng đất nước, có đến 90% những chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận không phải là đảng viên. Có nghĩa là, gần 100% người Việt Nam đều yêu nước…”.
“Điều quan trọng nhất với anh là gì?”.
“Uy tín. Tôi làm gì cũng luôn nghĩ đến phải giữ uy tín cho mình, và không làm giảm sút ý chí…”.
“Trong những kỷ niệm về người cha, kỷ niệm nào đáng nhớ nhất?”.
“Tôi sống với bố từ nhỏ, tại ngôi nhà số 6 phố Hoàng Diệu. Ngày bé, tôi rất sợ bố. Bố ít khi bế bồng, ôm ấp anh em chúng tôi… Càng lớn, tôi càng hiểu bố hơn.
Có lần, người ta biếu gia đình tôi một rổ khoai lang. Bố tôi bảo đem luộc, chia cho mọi người cùng ăn… Có một bác nông dân từ quê ra, khi ngồi ăn khoai, bác bảo: Không biết bao giờ mới có được những củ khoai ngon thế này mà ăn! Bố tôi đã khóc. Tôi thấy nước mắt ông chảy dài trên má…”.
“Và, anh đã thừa hưởng ở ông…”.
“Tình thương người… bây giờ người ta sống với nhau…”.
“Thực tế hơn?”.
“Thực dụng…!”.
“Và anh tự hào?”.
“Là con của một người cộng sản. Một người cộng sản chân chính. Một người cộng sản đúng nhất của từ này!”.

Không có nhận xét nào: